VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 187

vùng núi. Đây là dấu hiệu của sự phân lập tộc người Việt và Mường ở cuối thời
chống Bắc thuộc.

Tuy vậy, cư dân Tân Lạc Việt vẫn bảo vệ được dòng văn hóa dân gian gần

gũi bình dị của mình do nó phù hợp với lối sống định cư làng xã khép kín và
lối sản xuất nông nghiệp lúa nước cổ truyền. Tinh thần dân chủ trong quan hệ
cộng đồng; lối sống sông nước gắn với nghề trồng lúa; thói quen xăm mình, ăn
trầu trong phong tục; tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng phồn thực, đạo Mẫu trong
tín ngưỡng dân gian v.v. vẫn được đảm bảo lưu truyền. Phạm Đức Dương
[2000: 264] viết “bộ máy nhà nước chỉ thiết lập được ở các quận huyện, còn
dưới làng xã vẫn mang tính chất tự trị..”. Cuốn Tam Quốc. Ngô Thư có ghi mặc
dù (xứ Giao Chỉ) đã trải qua thời kì Bắc thuộc từ Hán – Nam Triều khá khắc
nghiệt song vẫn duy trì được phong tục văn hóa Việt cổ trong tầng lớp dân
gian. Jennifer Holmgren trong cuốn Sự đô hộ của Trung Hoa đối với Bắc Việt
Nam
(Chinese Colonisation of Northern Vietnam, 1980) có đoạn viết “Những
ghi chép về hoạt động của Trung Hoa ở Bắc Bộ Việt Nam trong 6 thế kỷ đầu
thời kỳ “thực dân” này cho thấy quá trình Việt Nam hóa đối với các dòng họ
Trung Hoa hơn là quá trình Hán hóa đối với người Việt…” [Lê Đỗ Huy 2003:
30-33]. Sử gia Trung Quốc cũng thừa nhận rằng mặc dù Lĩnh Nam từ thời Tần
– Hán về sau đã đặt dưới mạng lưới thống trị quận huyện, song “vẫn không
thâm nhập được vào tầng lớp cơ bản của xã hội”. Nhà Hán đã cử nhiều quan
lại có tài như Tích Quang, Nhâm Diên đến Giao Châu “mở trường dạy học”,
“truyền bá văn hóa Trung Nguyên”, song chỉ một bộ phận dân Việt “thuộc tầng
lớp cao và trung mới tiếp nhận” [Vương Văn Quang.. 2007: 215].

Ở chừng mực nhất định, văn hóa Tân Lạc Việt thời này phân thành hai lớp,

gồm văn hóa bác học chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Hán, và văn hóa

bình dân dựa trên cơ tầng văn hóa Tân Lạc Việt truyền thống

[104]

. Cư dân tầng

lớp bình dân hẳn nhiên có tiếp nhận văn hóa Hán, song thường thì họ tiếp nhận
qua đường truyền khẩu và hỗn dung những yếu tố Hán đã được cải biên vào
đời sống thường nhật.

Tóm lại, trong thời kì văn hóa Hán du nhập mạnh mẽ này, dưới áp lực của

chính sách đồng hóa để cai trị của các nhà nước phong kiến phương Bắc, văn
hóa Tân Lạc Việt tiếp nhận và phát triển thêm dòng văn hóa bác học ở khu vực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.