VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 186

Tuy nhiên, sự kiện Mã Viện bắt Lạc hầu, Lạc tướng thiên di lên phía bắc

Ngũ Lĩnh, gom trống đồng về Trung Nguyên nấu chảy và đúc ngựa v.v. đã để
lại một hệ quả nghiêm trọng trong văn hóa Tân Lạc Việt. Các cuộc phản kháng
nhỏ lẻ, kém hiệu quả trên thể hiện một xu hướng lịch sử là nội lực của văn hóa
địa phương đã dần giảm sút, chính vì thế chính sách “Bắc hóa” càng được đẩy
mạnh.

Sau Đông Hán, lịch sử Trung Hoa bước vào giai đoạn thoái bộ của các thời

Tam Quốc – Ngụy – Tấn – Nam Bắc Triều suốt ba bốn thế kỷ. Đây vốn là thời
cơ tốt để văn hóa Tân Lạc Việt phản kháng, song những tổn thất nặng nề về
văn hóa kể trên đã kìm hãm nội lực. Các cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (246), Lý
Bôn – nhà nước Vạn Xuân (544-548), Triệu Quang Phục (548-571) có ý nghĩa
nuôi dưỡng tinh thần yêu nước hơn là thúc đẩy quá trình giải Hán hóa.
Cuốn Ngô Sử (tk. III) thừa nhận “Âu Lạc thích bạo loạn”, tức phản ánh xu
hướng chống lại sự cai trị nhà Ngô ở hai vùng đất Âu và Lạc Việt. Sang đến
thời thuộc Đường, văn hóa Tân Lạc Việt tiếp nhận văn hóa Trung Hoa mạnh
mẽ hơn, nhất là các lĩnh vực văn học – nghệ thuật.

Thời kì này, Tân Lạc Việt tiếp nhận một lượng lớn cư dân các khu vực Nam

Trung Hoa chạy loạn vào lánh nạn, phân hai thành phần di dân chủ yếu. Một là
cư dân gốc Bách Việt những đã trải qua quá trình Hán hóa lâu dài nhiều thế kỷ
trước ở các vùng Ngô Việt, Nhị Hồ, Mân-Đài hay bắc Lĩnh Nam. Nghiên cứu
cho thấy Lý Bôn là người gốc Mân Việt đất Phúc Kiến. Hai là di dân Tày-Thái
các vùng núi phía Bắc tiếp tục đổ về. Cục diện thành phần dân tộc Tân Lạc
Việt ngày càng trở nên phức tạp. Ngôn ngữ Tân Lạc Việt là Việt Mường chung
nay đã thay đổi đáng kể, nhất là dưới thời kì thuộc Đường cuối thời Bắc thuộc.
Lớp từ vựng Hán Việt đa phần được tiếp nhận dưới thời Trung Đường, hoặc
trực tiếp từ người Hán hoặc gián tiếp qua cư dân Tày-Thái (xem thêm Phạm
Đức Dương [2000: 261]). Trong nội bộ Tân Lạc Việt, sự ảnh hưởng của ngôn
ngữ Hán ngày càng lớn đã dần làm phân hóa hai bộ phận đồng bằng và miền
trung du phía tây, tây nam, nhất là vào trung kì thời thuộc Đường. Bộ phận
đồng bằng sống tập trung, điều kiện tự nhiên thuận lợi, trình độ sản xuất cao
hơn, và do vậy mức độ tiếp nhận ngôn ngữ và văn hóa Hán nhiều hơn so với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.