VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 184

chấp với văn hóa Hán còn kéo dài một thời gian sau đó nữa, trước khi Nho
giáo thấm sâu vào văn hóa Tân Lạc Việt.

Về mặt thành phần tộc người, chủ thể chính của giai đoạn này vẫn là tộc Tân

Lạc Việt. Âu Lạc sát nhập vào Nam Việt thời Triệu Đà làm quan hệ văn hóa
giữa đồng bằng sông Hồng và các khu vực còn lại của Lĩnh Nam càng mạnh
mẽ, một lượng lớn cư dân nói tiếng Tày-Thái (Âu Việt) ở phía bắc tiếp tục tiến
xuống đồng bằng, góp phần tăng cường mối quan hệ vốn rất mật thiết giữa văn
hóa hai khu vực.

Về mặt ngôn ngữ, cư dân Tân Lạc Việt nói thứ tiếng Việt Mường chung,

nhánh ngôn ngữ tạo thành từ quá trình phân tách chi Việt-Chứt trong ngành
Môn-Khmer ngữ hệ Nam Á từ thời kì văn hóa Cổ Lạc Việt trước đó và hòa
trộn với ngôn ngữ Tày-Thái mà thành (đã bàn ở phần trên). Thời gian này,
tiếng Hán được du nhập với chủ trương áp dụng Nho giáo trong quản lý. Di
dân Hán vào đồng bằng sông Hồng ngày càng nhiều, nhất là nhóm dân “Mã
lưu” do Mã Viện thống soái.

Trong văn hóa sản xuất và đời sống, thời kì này chứng kiến sự thoái bộ của

văn hóa Đông Sơn nhưng lại là quá trình tăng tốc khai thác đồng bằng. Trung
tâm Đông Sơn đã không còn sản xuất các loại trống đồng mang tính thẩm mỹ
cao như trước nữa, mà chuyển sang sản xuất các kiểu trống thương mại, kiểu
trống Đông Indonesia (RS4) theo cách phân loại của Ambra Calò [2009]. Cư
dân Tân Lạc Việt chủ yếu khai thác các đồng bằng châu thổ để trồng lúa và hoa
màu phục vụ lượng dân cư ngày càng lớn.

Tương tự, chất rừng (từ văn hóa Âu Việt, Môn-Khmer) và chất biển (từ văn

hóa Đông Việt, Nam Đảo) đã không còn mạnh mẽ nữa, người Tân Lạc Việt
“quai đê lấn biển” để trồng lúa. Các trống đồng gốc Đông Sơn ở tận các hòn
đảo Đông Indonesia xa xôi được cho là người Tân Lạc Việt đúc song lại do các
thương nhân Nam Đảo hay Trung Hoa mang đi trong các chuyến giao thương

hàng hải liên vùng

[103]

. Để đối phó với lũ lụt, cư dân Tân Lạc Việt tiến hành

xây dựng đê điều ở các vùng trũng cửa sông.

Tổ chức làng xã nhìn chung không mấy thay đổi so với trước, chế độ Lạc

hầu – Lạc tướng vẫn tồn tại. Phong tục – tập quán xưa chưa bị thay đổi nhiều.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.