VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 27

biến đổi của văn hóa trong các môi trường không gian địa lý nhất định, đồng
thời còn tìm thấy được cả con đường và các phương thức giao lưu, ảnh hưởng
văn hóa qua lại giữa các vùng (xem thêm Khoa Nhân học [2008: 108]). Áp
dụng vào đề tài luận án, lý thuyết này giúp phân định khu vực văn hóa Bách
Việt với các khu vực văn hóa khác cùng thuộc vùng Á Đông (như Hoa Hạ-
Hán, Nam Đảo v.v.), đồng thời còn giúp xác định đặc trưng riêng của văn hóa
Bách Việt tại Lĩnh Nam (một bộ phận của văn hóa Bách Việt) và văn hóa Lạc
Việt (một bộ phận của văn hóa Lĩnh Nam).

Song hành với lý thuyết vùng văn hóa là lý thuyết loại hình kinh tế – văn

hóado C.L.Wisler và một số nhà khoa học khác phát triển trên nền tảng cơ bản
của cách tiếp cận địa văn hóa. Các tác giả lựa chọn một tập hợp những đặc
trưng tạo nên kiểu loại (type) hay loại hình văn hóa vùng. Trên cơ sở ấy, một
số nhà khoa học Xô-viết những năm 1930 (đại diện là N.N. Cheboksarov) phát
triển thành thuyết loại hình kinh tế-văn hóa, tiến hành phân loại văn hóa thế
giới vào ba loại hình chính, gồm (1) loại hình kinh tế văn hóa săn bắt, hái lượm
và đánh cá; (2) loại hình kinh tế văn hóa nông nhiệp dùng cuốc và chăn nuôi;
và (3) loại hình kinh tế văn hóa nông nghiệp dùng cày với sức kéo động vật.
Đối chiếu vào đối tượng nghiên cứu của luận án, chúng tôi dễ dàng xác định
văn hóa Bách Việt được loại xếp vào hình thứ hai, từ đó tiến tới nhận diện một
số dấu hiệu quan trọng của kiểu thức (type) kinh tế-văn hóa của nền văn hóa
này cũng như từng vùng, từng tiểu vùng của nó. Cách tiếp cận đi từ ngoài vào
trong giúp nhận diện và nhấn mạnh các yếu tố mang tính đặc thù của văn hóa
Lạc Việt, giúp lý giải nguyên do, động lực và phương thức phát triển văn hóa
Lạc Việt thành văn hóa truyền thống ở Việt Nam trong khi văn hóa Bách Việt ở
các vùng khác đã dung hòa vào văn hóa Hán.

Thứ ba là lý thuyết tân tiến hóa luận gắn với môi trường sinh thái, hay còn

gọi là lý thuyết sinh thái văn hóa (cultural ecology). Tiêu biểu là J. Steward
(1902- 1972), người nhấn mạnh mối quan hệ giữa một nền văn hóa môi
trường của nó
. Theo đó, văn hóa được cho là có một mối quan hệ sáng tạo và
năng động giữa văn hóa và môi trường. Các nền văn hóa, vùng văn hóa có thể
tiến hóa theo con đường riêng của mình dưới tác động của nhiều yếu tố, trong
đó môi trường sinh thái đóng vai trò quan trọng. Những biến đổi xã hội bên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.