VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 28

trong một nền (vùng) văn hóa mang tính chất tiến hóa phải bắt đầu từ sự thích
nghi với môi trường để biến thành một nền văn hóa tĩnh. “Một tập hợp của
những nét tạo nên hạt nhân của nền văn hóa” đóng vai trò quan trọng, chúng
nảy sinh như hậu quả thích nghi của nền văn hóa đối với môi trường và xác
định độ hòa nhập giống nhau của chúng (xem thêm Khoa Nhân học [2008: 28-
29, 221]).

Bách Việt là một khu vực văn hóa phân bố rộng theo không gian và đa dạng

về tính chất trong cái phổ chung đặc thù của nó (tính đa dạng và tính thống
nhất). Việc đi tìm dấu vết của văn hóa Bách Việt trong nguồn cội văn hóa Việt
Nam phải bắt đầu từ việc khoanh vùng không gian văn hóa (không gian sinh
tồn của một nền văn hóa) với điều kiện môi sinh gần gũi nhất (đồng bằng Bắc
Bộ và vùng núi xung quanh, xa hơn là toàn bộ Lĩnh Nam). Chính vì thế, việc
phân định đặc trưng sinh thái và ảnh hướng của nó đến văn hóa cấp vùng giúp
làm nổi bật cái riêng của cả vùng Lĩnh Nam, làm nền tảng để đi sâu vào phân
biệt theo cấp tiểu vùng, nhấn mạnh đặc điểm sinh thái từng địa phương, làm cơ
sở quan trọng trong việc nhận diện đặc trưng tộc người, đặc trưng quá trình
lịch sử – xã hội, góp phần lý giải sự phân lập văn hóa truyền thống ở Việt Nam
trong đại gia đình văn hóa Lĩnh Nam.

Có thể thấy ba lý thuyết nói trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp bàn đến loại

hình văn hóa. Loại hình văn hóa được xác định thông qua các phẩm chất, đặc
trưng chung của nền văn hóa. Ở một phạm vi không gian nhất định, các nhà
nghiên cứu đều có thể xác định loại hình văn hóa thông qua các phẩm chất, đặc
trưng, và thường được nhận diện thông qua so sánh với các khu vực lân cận.
Tác giả Ngô Đức Thịnh [2004] cho rằng loại hình văn hóa là “típ đặc trưng
cho vùng
”, là hạt nhân cơ bản, góp phần tạo nên những sắc thái riêng cho vùng
văn hóa.

Theo Trần Ngọc Thêm [2001], cả lục địa Á-Âu có thể được phân thành ba

vùng với ba kiểu loại hình văn hóa, gồm (1) vùng văn hóa gốc nông nghiệp lúa
nước
Đông Nam Á cổ; (2) vùng văn hóa mang kiểu loại hình bán nông bán du,
có thể chia nhỏ thành hai khu vực là Đông Bắc Á trọng thế tục (2a) và Tây
Nam Á, Nam Á trọng tâm linh (2b), và 3) vùng văn hóa gốc du mục, thương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.