VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 30

Theo cách phân chia này, văn hóa Bách Việt thuộc phạm vi Đông Nam Á cổ,

vì vậy nó mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản của loại hình gốc nông nghiệp lúa
nước
.

Luận án còn sử dụng các cách tiếp cận của lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn

hóa (acculturation), cộng sinh văn hóa (cultural co-existence) v.v. nhằm bổ trợ
cho việc chứng minh, phân tích, giải thích các luận điểm, luận cứ cụ thể.

b. Nghiên cứu vấn đề từ góc nhìn sử văn hóa

Đứng ở góc nhìn sử văn hóa, luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát

triển lịch sử của văn hóa và quy luật cơ bản của nó. Trong nhiều trường hợp,
nghiên cứu văn hóa không thể tách rời nghiên cứu sử văn hóa. Franze Boas
(1858-1942) từng nói “văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành trong quá
trình lịch sử gắn liền với môi trường xã hội nhất định và trong điều kiện địa lý
nhất định” [Khoa Nhân học 2008: 24]. Với đặc trưng đề tài liên quan đến tính
chất “nhất nguyên nhị phân” của văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam, ngoài
việc quan tâm đặc biệt đến khía cạnh văn hóa nhìn theo không gian, chúng tôi
cũng coi trọng ý nghĩa chi phối của các quá trình phát triển lịch sử văn
hóa
từng bộ phận. Sự phân lập của văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam thành
văn hóa truyền thống ở Hoa Nam và văn hóa truyền thống ở Việt Nam chịu sự
quy định chung của cả yếu tố loại hình văn hóa lẫn các điều kiện lịch sử – xã
hội. Nghiên cứu vấn đề từ góc nhìn sử văn hóa sẽ góp phần minh chứng sự tồn
tại và tác động của các vận động văn hóa qua các thời kì lịch sử, trong đó chú
trọng đến sự giao thoa, tương tác, tranh chấp và giải tranh chấp giữa đối tượng
nghiên cứu (văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam) và các “đối tác” (văn hóa Hoa
Hạ- Hán, văn hóa các cư dân còn lại ở Đông Nam Á cổ), qua đó kiểm
chứng tính chất chi phối của loại hình văn hóa đến sự hình thành diện mạo văn
hóa truyền thống ở Việt Nam và phần đất Lĩnh Nam nay thuộc Trung Hoa. Sự
phối hợp các bình diện quan sát không gian văn hóa và lịch sử văn hóa Bách
Việt vùng Lĩnh Nam, đứng ở khía cạnh phương pháp luận, còn giúp tránh đi
vào lối mòn địa lý quyết định luận(xem thêm Ngô Đức Thịnh [2004]) và tuyệt
đối hóa vai trò lịch sử xã hội
.

Chính vì thế, trong các phần nội dung triển khai liên quan đến việc xác định

một vùng văn hóa, tiểu vùng văn hóa hay khu vực văn hóa, chúng tôi đều bám

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.