đông (khu vực vốn phổ biến các kiểu R10, M11, M130/38 (tức hg 24), M 9/4/5
(tức hg10), kiểu haplo alpha Đại Dương, các kiểu gen đứt đoạn alpha đơn 4.2
kb (Ht 6), 3, 7 kb (Ht 7) v.v.).
Đặc biệt hơn, khi đi vào nghiên cứu cụ thể gen di truyền khu vực Đông Nam
Á, các tác giả Luca Cavalli-Sforza L. [1994: 234-238] xếp nhóm dân Nam
Trung Hoa vào khu vực Đông Nam Á do chúng có cơ cấu hoàn toàn trùng
khớp với khu vực này. Ông viết “..như chúng ta thấy, Nam Trung Hoa nhập
vào Đông Nam Á, trong khi Bắc Trung Hoa nối với người Triều Tiên, Nhật
Bản, Ainu, Bhutan, và Tây Tạng”
. Theo cách này, hàng trăm triệu người
người Nam Trung Hoa được xếp vào nhóm A2 (cluster A2) cùng với các nhóm
Thái, Khasi, Việt–Mường, Choang–Đồng, Semai, thổ dân Đài Loan v.v.. [Luca
Cavalli-Sforza L. 1994: 225-235].
Trong nghiên cứu nhân chủng học, tác giả W.W. Howells [1983: 314] đã
phân chia người Mongoloid hiện đại ở Đông Á thành 6 nhóm, lần lượt là (1)
Siberia và vùng đông bắc Nga (Ainu, Oostyak, Yakut, Tungus, Koryak,
Chukchi, Eskimo..);
(2) Dải đất từ biển Caspian đến Manchuria (Kalmuks, Uyhurs, Kazakhs,
Mongols, Buriats..); (3) Bắc Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản; (4) Đông, Tây
và Nam Trung Hoa (lưu vực sông Dương Tử, ranh giới với nhóm thứ 3 là lưu
vực sông Hoài); (5) Vân Nam, Quý Châu ở Trung Quốc, người Việt ở Việt
Nam và thổ dân Đài Loan; và (6) các dân tộc Đông Dương (Thái, Lào.., trừ
người Việt đã kể trên), Thái Lan, Mã Lai. Tác giả này nhấn mạnh “người Nam
Trung Hoa giống với cộng đồng phi Hán (như Miêu, Thái – Shan) hơn là người
Hoa Bắc” [1978: 26].
Khảo cổ cũng phát hiện răng kiểu Sundadont phổ biến khắp Đông Nam Á
xưa được cho là có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực Nam Dương Tử- Bắc Đông
Dương, hoàn toàn khác với kiểu Sinodont Mongoloid phương Bắc [Turner,
C.G. 1989], thậm chí còn được cho là tổ tiên của kiểu răng Sinodont phương
Bắc
. Có thể thấy, cách phân nhóm này khá tương đồng với kết quả nghiên
cứu di truyền học của Bowles (1977) [dẫn trong Luca Cavalli-Sforza L. 1994:
223], thể hiện rõ nét chất Mongoloid phương Nam
của Bách Việt cổ.