Trong ngôn ngữ học, cư dân Bách Việt xưa nói thứ ngôn ngữ chung giữa các
nhóm Tày-Thái, Austro-asiatic và Nam Đảo. Trong số này, nhánh Nam Đảo
tách ra sớm nhất. Nhánh Tày-Thái phát triển lan dần về phía tây và tây nam do
tiếp xúc nhiều với cư dân Ba-Thục, Đê-Khương, Bách Bộc. Nhánh Austro-
asiatic nam Dương Tử – Lĩnh Nam có mối quan hệ mật thiết với bộ phận Môn-
Khmer phía đông.
Tóm lại, Bách Việt là cộng đồng cư dân Mongoloid phương Nam, định cư
trên địa bàn rộng từ lưu vực Dương Tử đến bắc Đông Dương thời tiền sơ sử,
nói ngôn ngữ chung giữa các ngữ hệ Tày-Thái, Austro-asiatic, lấy nghề trồng
lúa nước làm kinh tế cơ bản. Do địa bàn rộng, cảnh quan tự nhiên đa dạng đã
khiến cộng đồng văn hóa này phát sinh tính đa dạng, dân gian gọi là Bách Việt.
Để hiểu rõ hơn thành phần tộc người Bách Việt, chúng tôi mạnh dạn đề xuất sơ
đồ sau để tiện theo dõi:
Cây sơ đồ các chi tộc Bách Việt
b. Chủ thể văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam