VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 57

Phân bố các chi tộc Bách Việt cổ ở 4 tiểu vùng Lĩnh Nam [vi.wikipedia.org]

Chủ thể văn hóa Lĩnh Nam thời tiền Hán hóa dĩ nhiên là người Bách Việt, cụ

thể là ba chi tộc lớn: Âu Việt, Nam Việt và Lạc Việt, phân bố tương ứng với
bốn góc tây bắc, đông bắc, tây nam và đông nam.

+ Tiểu vùng Âu Việt (tây bắc Lĩnh Nam)

Tiểu vùng Âu Việt nằm ở phía tây bắc Lĩnh Nam, tức phần lớn Quảng Tây,

là địa bàn cư trú chủ yếu của tộc Âu Việt chuyên sống bằng nghề nông nghiệp
vùng cao, nghề nương rẫy, săn bắt và nghề rừng. Thời tiên Tần, người Âu Việt
chủ yếu sống tập trung thành bộ lạc, văn hóa mang đặc trưng phân tán, sau
phát triển thành nhà nước, trong đó lớn nhất là nước Tây Âu (

西瓯國). Mẹ Âu

Cơ trong truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ và An Dương Vương Thục
Phán được cho là xuất thân từ chi tộc này. Hàn Chấn Hoa [1985: 159] xác định
ranh giới tương đối đất Tây Âu Việt như sau “phía nam núi Ngũ Lĩnh, phía tây
Nam Việt, phía đông Lạc Việt, đại thể bao gồm các quận Uất Lâm và Thương
Ngô đời Hán, trung tâm là vùng lưu vực sông Quế Giang–sông Tây Giang”.
Còn tác giả Vương Minh Lượng [1993: 24] thì mở rộng địa vực văn hóa Âu
Việt cổ lên phía trên Ngũ Lĩnh, đại thể vào khoảng phía nam các quận Quế
Dương và Linh Lăng (nay thuộc Hồ Nam). Mãi đến khi nước Sở hùng mạnh,
dân Âu Việt mới lui về nam Ngũ Lĩnh. Người Âu Việt có tục sùng bái trống
đồng (được cho là du nhập từ hai trung tâm Đông Sơn và Điền Việt – xem
chương 3), sản xuất đồ gốm có hoa văn thừng kiểu Âu Việt. Hiện có thuyết cho
tộc danh Âu

瓯 trong Âu Việt 瓯越 bắt nguồn từ đồ gốm (âu 瓯: gốm, cái âu).

Song cũng có thuyết phủ định quan điểm này, cho rằng danh xưng Âu (

瓯)

vốn xuất phát từ ý nghĩa “người” trong ngôn ngữ cổ tại địa phương. Hiện dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.