VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 66

erectus[dẫn lại theo Nicholas Tarling 1992: 65]. Lâu dần về sau, vùng Bắc
Trung Hoa hình thành chủng Mongoloid, còn khu vực Đông Nam Á – Châu
Đại Dương lại là quê hương của chủng Australoid. Do những điều kiện nhất
định, cư dân Mongoloid di cư xuốn phía nam, hòa lẫn với chủng Australoid,
hình thành nên lớp cư dân Đông Nam Á cổ đại [Bellwood 1979]. Bên cạnh
cũng có thuyết cho cư dân Đông Nam Á cổ vốn phát triển trực tiếp từ
người Homo-erectus thời tối cổ [Weidenreich 1945; Coon 1963]. Giới khoa
học đều thống nhất rằng vùng Đông Nam Á hải đảo xưa vốn nối liền với lục
địa, mãi đến khoảng mốc thời gian 18.000 – 5.000 trCN mới có sự tách biệt.
Vùng Nam Dương Tử – Bắc Đông Dương là nơi gặp gỡ giữa hai đại chủng
này, hình thành tập đoàn Bách Việt cổ có ranh giới phía Bắc đến tận lưu vực
sông Dương Tử, phía Nam đến Bắc Đông Dương [Trần Ngọc Thêm 2001: 53-
58].

Ở thời kì đồ đá mới, nổi bật nhất là văn hóa Đại Buộn Khanh, hậu kỳ văn

hóa Hòa Bình (bên cạnh văn hóa Thanh Liên Cương ở Dương Tử).

Văn hóa Thanh Liên Cương tập hợp nhiều nền văn hóa cổ cùng nguồn gốc

và điều kiện môi sinh, đại diện có văn hóa Hà Mẫu Độ, văn hóa Mã Gia
Bang. Văn hóa Hà Mẫu Độ được xem là nền văn hóa nông nghiệp lúa nước
hàng tiên phong, chủ yếu phân bố ở hạ lưu sông Dương Tử kéo dài xuống
vùng vịnh Hàng Châu [Luca Cavalli-Sforza L. 1994: 204-205]. Nền văn hóa
này có niên đại vào khoảng 7000 năm trước, trong đó trung tâm Hà Mẫu Độ
được cho là cội nguồn của nó, thể hiện đầy đủ và sinh động nền văn minh nông
nghiệp Bách Việt cổ. Từng có thuyết khẳng định nông nghiệp lúa nước bắt đầu
từ văn hóa Hà Mẫu Độ, sau đó lan tỏa khắp vùng Đông Nam Á cổ, tiêu biểu có
Paul G. Bahn [2000: 113]. Văn hóa Mã Gia Bang tiếp nối Hà Mẫu Độ, phân bố
chủ yếu ở vùng Gia Hưng, nằm cửa sông Dương Tử và vịnh Hàng Châu [tư
liệu điền dã 2011]. Các phát hiện cho thấy cư dân địa phương chủ yếu làm
nông nghiệp trồng trọt (lúa tẻ, lúa tiên). Kế đến là văn hóa Tung Trạch, hưng
thịnh vào cuối kì văn hóa Mã Gia Bang, phân bố chủ yếu ở vùng Thanh Phố
(Thượng Hải). Ngoài các vết tích lúa gạo còn phát hiện thêm các loại công cụ
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt như rìu đá, dao đá, bình, bôi cùng nhiều sản
phẩm làm bằng xương thú. Đồng thời, các di chỉ mộ táng cho thấy xã hội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.