đồ đồng.
Ở thời kì đồ đá cũ, cho đến nay giới khảo cổ học đã phát hiện nhiều di chỉ
tối cổ ở khắp các vùng miền Bách Việt, cho thấy chủ nhân cổ xưa nhất là người
Australoid. Lưu vực sông Dương Tử tập trung khá nhiều di chỉ như di chỉ
xương người hóa thạch ở động Thần Tiên, động Liên Hoa, gò Cô Đôn, Tam
Sơn Đảo v.v. (nay thuộc Giang Tô), trong đó tiêu biểu nhất là “người Nam
Kinh” ở động Hồ Lô (Nam Kinh) được cho là “người đứng thẳng” mang đặc
trưng thể chất phương Nam có niên đại vào khoảng mạt kì người vượn Bắc
Kinh [Vương Văn Quang 2007: 14]. Ở Chiết Giang có di chỉ động Ô Quy
(Kiến Đức), cũng được đánh giá là có mối liên hệ mật thiết với người vượn
Nam Kinh. Tại vùng Mân-Đài, điển hình có các phát hiện nhiều chiếc răng
hàm dưới hóa thạch của người thông minh thời kì cuối có niên đại khoảng 1
vạn năm tại động Hồ Ly (Tam Minh, Phúc Kiến), văn hóa Trường Tân (
长滨),
văn hóa Võng Hình (
网形), “người Tả Trấn” đảo Đài Loan)
. Vùng Nhị Hồ
góp mặt với 5 di chỉ tương tự tại huyện An Nghĩa và Tân Dư (Giang Tây) được
cho là mang nhiều nét tương đồng với khi vực Hoa Nam, một số phát hiện rải
rác ở Hồ Nam, Hồ Bắc khác. Vùng Vân-Quý có di chỉ người Nguyên Mưu ở
Vân Nam, động Quan Âm (Kiềm Tây, Quý Châu). Ngoài ra còn phải kể đến
một vài di chỉ khảo cổ có liên quan tại vùng trung thượng lưu các con sông
Salween và Irrawaddy [Vương Văn Quang 2007: 14-17]. Tại Lĩnh Nam tiêu
biểu có các di chỉ Mã Bôi (Quảng Đông) mang đặc trưng Australoid; “người
Liễu Giang” mang đặc trưng Mongoloid phương Nam; di chỉ Bách Sắc v.v.
(Quảng Tây); động Lạc Bút (Hải Nam, 11.000 năm trước). Tại phần đất Bắc
Việt Nam phải kể đến di tích Núi Đọ, Thẩm Khuyên-Thẩm Hai, Thẩm Ồm
[Bùi Thiết 1999: 26], văn hóa Sơn Vi và các di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình
sớm, rải rác vùng Đông Nam Á.
Đông Á, trong đó có Đông Nam Á, từng là quê hương của người tối cổ (ước
tính từ 750.000 năm trước). Các di vật khảo cổ như người vượn Bắc Kinh,
người Jetis ở Java cho thấy các khu vực này sớm trở thành khu vực hoạt động
của người Homo- erectus [Bellwood 1979]. Các tác giả R. L. Ciochon và J.W.
Olwen (1986) qua nghiên cứu các di chỉ văn hóa thượng cổ vùng Bắc Bộ Việt
Nam đã khẳng định rằng Việt Nam xưa cũng là vùng cư trú của người Homo