VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 69

động trình độ văn minh tại địa phương. Giữa hai trung tâm Đông Sơn và Điền
Việt, tác giả Ambra Calò [2009: 70, 82] qua quan sát thực tế, nghiên cứu so
sánh từng chi tiết từ khuôn đúc, kỹ thuật đúc, hoa văn kết hợp với các điều
kiện lịch sử địa lý giữa hai vùng đồng bằng sông Hồng và cao nguyên Vân
Nam, đã kết luận rằng “trống đồng Vân Nam là sản phẩm tiếp nhận có bản địa
hóa từ Đông Sơn (Dian drums are local adaptation of Dong Son drums)”.

Đồ đồng được chế tác ngày càng nhiều, sản xuất phát triển, bắt đầu xuất

hiện thặng dư xã hội, từ đó phân biệt giàu nghèo, làm nền tảng cho các kiểu
liên minh bộ lạc và nhà nước sơ khai, tiêu biểu có Văn Lang ở đồng bằng sông
Hồng, các nhà nước Phọc La, Hoan Đầu, Phiên Ngung cũng dần xuất hiện ở
lưu vực Tây Giang.

Trong văn hóa, đây là thời kì định hình tính chất các tiểu vùng nội thuộc.

Trên đại thể, ba chi tộc Âu Việt, Nam Việt và Lạc Việt cư trú ở bốn tiểu vùng
khác nhau với bốn kiểu hình thái kinh tế – xã hội khác nhau nên dần dà chuyển
dịch và phân hóa. Văn hóa Âu Việt thiên về yếu tố rừng núi, văn hóa Lạc Việt
phân hai kiểu nông nghiệp đồng bằng châu thổ (tiểu vùng Tây Lạc Việt) và văn
hóa biển đảo (Đông Lạc Việt), văn hóa Nam Việt kết hợp cả ba kiểu này.

Xét riêng tiểu vùng Tây Lạc Việt, đây là thời kì văn minh Văn Lang – Âu

Lạc, còn gọi là văn minh Đông Sơn, thời kì đỉnh cao của văn hóa Lạc Việt mà
thành tựu của nó làm nền tảng cho việc hình thành văn hóa truyền thống ở Việt
Nam về sau.

Giai đoạn giao lưu – hòa nhập vào văn hóa Hán Giai đoạn giao lưu – tranh

chấp và hòa nhập vào văn hóa Hán được chia thành hai thời kì chính: thời kì
văn hóa Hán mở rộng xuống Lĩnh Nam; và thời kì Hán hóa.

– Thời kì văn hóa Hán mở rộng xuống Lĩnh Nam bắt đầu từ sự kiện Sở diệt

Việt năm 333 trCN, một bộ phận cư dân Ngô Việt chạy về Mân-Đài và Lĩnh
Nam, mang theo luôn dấu ấn văn hóa Hoa Hạ-Hán cùng vào. Từ sau khi nước
Sở làm chủ Giang Nam, văn hóa Sở dần hưng thịnh và có xu hướng ảnh hưởng
vào khu vực phía bắc Lĩnh Nam. Họ được cho là sứ giả mang văn hóa Trung
Nguyên vào Lĩnh Nam và ngược lại mang văn hóa Lĩnh Nam giới thiệu lên
phía bắc. Chữ Hán xuất hiện trên trống Cổ Loa II (tk. II trCN), di vật văn hóa
Hán trong mộ cổ Việt Khê, rải rác các ngôi mộ trên đất Lưỡng Quảng v.v. là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.