VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 72

Bản đồ phân bố các phương ngữ Hán và tiếng Choang tại Lưỡng Quảng [Tư Đồ Thượng Kỷ 2001]

Sau thời thuộc Hán đến thời thuộc Ngô rồi thuộc Đường, quá trình Hán hóa

ở Lĩnh Nam đã trải qua hơn bảy tám thế kỷ. Văn hóa các tiểu vùng Âu Việt,
Nam Việt và Đông Lạc Việt dần dà bị văn hóa Hán lấn át, cuối cùng là thay thế
vào trung kì thuộc Đường. Cũng vào thời này, di dân Hán vào Lĩnh Nam ồ

ạt

[39]

, dần dà lan tỏa và làm chủ các cánh đồng, thung lũng màu mỡ đất Lưỡng

Quảng. Các hệ dân Hán Hoa Nam là Quế Liễu, Quảng Phủ, Triều Châu và
Phúc Kiến hình thành từ các cuộc di dân này.

Tiểu vùng Tây Lạc Việt tuy chịu chung số phận lịch sử, song với các đặc

trưng riêng của điều kiện sinh thái, yếu tố tộc người và loại hình kinh tế – văn
hóa đã dần vận động theo một phong cách riêng, văn hóa Hán được du nhập
ngày càng nhiều nhưng không đủ để thay thế căn nguyên văn hóa Lạc Việt.
Trong văn hóa Việt Nam, đây là giai đoạn chống Bắc thuộc (xem chương 3).

c. Giai đoạn phân lập văn hóa truyền thống ở Việt Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.