VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI ĐÔNG NAM Á - Trang 12

ĐỊA-LÝ VĂN-HÓA Á-CHÂU

XƯA nay đã có biết bao nhiêu quan-điểm về vấn-đề văn-hóa Đông-

phương và Tây-phương. Có thể nói lịch-sử cận-đại chỉ chạy chung quanh
vấn-đề ấy mà thôi. Có quan-điểm cho Đông-phương là Đông-phương mà
Tây-phương là Tây-phương, hai bên không thể gặp nhau, như văn-hào
Anh-Cát-Lợi viết :

East is East and West is West

Never the twain can meet.

Đây là một quan-điểm phổ-thông hơn hết trong dư-luận thế-giới.

Có quan-điểm lại cho không phải vấn-đề tinh-thần nhân-loại có Đông

hay có Tây mà là vấn-đề vật-chất với tinh-thần, như thi-hào Ấn-Độ viết :

Man is man and machine is machine

Never the twain can meet.

(Người là người và máy móc là máy móc, hai đàng không thể gặp

nhau).

Lại cũng còn nhiều quan-điểm khác như kẻ thì cho văn-hóa Đông-

phương thì tĩnh mà văn-hóa Tây-phương thì động, hay là văn-hóa Đông-
phương bảo-thủ, văn-hóa Tây-phương tiến-hóa v.v… Rồi cứ theo cái đà
luận-điệu bao-biện « vơ đũa cả nắm » như phương-ngôn Việt-Nam thường
nói, người ta dần dần coi Đông và Tây như hai danh-từ, hai khái-niệm trừu-
tượng đứng biệt lập hẳn lên như hai cá-thể lơ lửng giữa không trung « chân
không bén đất, cật không bén trời » không còn liên-quan gì đến lịch-sử hay
địa-lý, khí-hậu, nghĩa là không có quan-hệ với không-gian và thời-gian,
trong đó nhân-loại sống còn sinh-hoạt. Nếu hai danh-từ Đông-phương và
Tây-phương đối với chúng ta còn có được ý-nghĩa gì thiết-thực, không phải
là hai khái-niệm trừu-tượng mơ hồ thì chúng ta không thể xét chúng ly-khai
đoạn-tuyệt với con người thực-tế, con người bằng da bằng thịt luôn luôn
sinh-hoạt ở trong những điều-kiện thời-gian và không-gian, trong hoàn-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.