bất năng tiến thủ. Duy cư ôn đới giả, hữu tứ thời chi biến thiên, hữu hàn thử
chi đại tạ, cẩu phi lao lực, tắc bất túc dĩ tự cấp. Cẩu năng lao lực, diệc tất
đắc kỳ báo thù. Tỉ văn-minh chi quốc dân, sở dĩ khởi ư bắc bán-cầu, chi đại
nguyên dã. »
Nghĩa là :
« Đất rét quá hay nóng quá, người ta phải dùng hết sức hàng ngày để
đối phó với sự bức bách tiêu-mòn của thiên-nhiên, mà cũng còn không kịp.
Bởi thế mà lịch-sử văn-minh chỉ bắt đầu ở nơi ôn-đới. Thời tiết quá nóng
khiến cho người ta tinh thần mờ ám, muốn cùng với sức thiên-nhiên tranh
thắng mà không được.
« Thời-tiết quá lạnh khiến người ta tinh-thần tiều-tụy, cùng với sức
thiên-nhiên chống cự kịch liệt quá đến nỗi không còn thừa sức để lo việc
khác nữa. Nhân-dân miền nhiệt-đới, có được sự ăn mặc dễ dàng, mà không
nghĩ đến sự tiến-thủ nữa. Nhân dân miền hàn đới khó khăn mới có được ăn
mặc thì không thể tiến-thủ được. Duy chỉ có ở miền ôn-đới, bốn mùa biến-
thiên, có nóng có lạnh đắp đổi lẫn nhau, nếu không lao lực thì không đủ để
tự cung-cấp, nếu có thể lao-lực thì cũng có được sự đền bù. So sánh dân-tộc
các nước văn-minh thì thấy nguồn gốc chính bắt đầu ở phía bắc bán-cầu
vậy ».
Trên đây họ Lương cũng đồng tình với các nhà nhân-văn-học hiện-đại
mà xác-nhận ảnh-hưởng trọng đại của hoàn-cảnh địa-lý khí-hậu vào cách-
thức sinh-hoạt và tư-tưởng của nhân-loại. Đành rằng nhân-loại thích-ứng
với hoàn-cảnh khác với cầm-thú ở chỗ không hoàn-toàn thụ động mà luôn
luôn phản-động lại tìm biến-đổi thiên-nhiên, lợi-dụng nguyên-liệu để tăng-
cường cho sự sống, do đấy mà chỉ có nhân-loại mới sáng tạo được văn hóa
với văn minh. Nhưng dù sao ngay từ bước đầu, ảnh-hưởng của khí-hậu địa-
lý quyết-định chiều tiến-hóa của nhân-loại ở các khu-vực Đông hay Tây.
Bởi vậy mà muốn tìm hiểu chiều khác nhau ấy để cải-thiện lẫn nhau, chúng
ta cần phải xét tới hoàn-cảnh địa-lý, khí-hậu vậy.