cảnh lịch sử, địa-lý, khí-hậu và xã-hội. Đông-phương với Tây-phương tóm
lại chỉ là các trạng-thái sinh-hoạt khác nhau của một nhân-loại biết yêu biết
ghét, biết tìm hiểu và biết sống theo những lý-tưởng nó đã tìm hiểu và tin.
Những trạng-thái sinh-hoạt ấy trước hết ngụ ý nghĩa sống còn và tiến-hóa,
Nhân-loại không thể sống còn và tiến-hóa được nếu nó không thích-ứng
điều-hòa được trước hết với hoàn-cảnh thiên-nhiên, với khí-hậu và địa-lý,
không để cho chúng tiêu-diệt. Đây là một điều tiên-quyết khi chúng ta
muốn tìm hiểu hay so-sánh Đông-Tây vì Đông-Tây là hai phương-diện
sinh-hoạt của nhân-loại ở hai hoàn-cảnh địa-lý khí-hậu khác nhau trên mặt
đất kể từ khi có nhân-loại hiện ra.
Bởi vậy mà nghiên-cứu văn-hóa Á-Châu, trước hết chúng ta cần phải
tìm hiểu chính cái địa-bàn sân khấu trên đó nhân loại Á-Châu kể từ lúc
khởi thủy của lịch-sử đã phô diễn những hoạt-động giao dịch với thiên-
nhiên, từ các nhóm người nhỏ ở các khu-vực dần dần mở rộng ra các khu
vực lớn của lục-địa Á-Châu và trở nên những khối nhân-loại vĩ-đại hàng
triệu, gồm nhiều ngôn-ngữ khác nhau với chủng-tộc khác nhau vậy. Loài
người sinh-hoạt trong một hoàn-cảnh thực-tế nào, ắt phải chịu ảnh-hưởng
sâu xa của hoàn-cảnh, và những ảnh-hưởng đầu tiên ấy, chắc hẳn đã in dấu
khá thâm sâu vào cá-tính văn-hóa và văn-minh của nó sau này, nếu chẳng
phải đã quyết-định một phần lớn vào khuynh-hướng riêng biệt của từng
hoàn-cảnh, từng khu-vực văn-hóa như khu-vực Đông với Tây, hay Trung-
Hoa với Ấn-Độ.
Lương-Khải-Siêu từng viết :
« Cực hàn cực nhiệt chi địa, kỳ nhân cùng nhật chi lực, dĩ ứng phó
thiên-nhiên giới chi tiến bách, do thả bất cập, dĩ cổ văn-minh chi lịch-sử,
độc khởi ư ôn đới. Phù khốc nhiệt chi thời, sử nhân tinh-thần hôn trầm, dục
dữ thiên-nhiên lực tương-tranh nhi bất khả đắc.
« Nghiêm hàn chi thời, sử nhân tinh thần, tiều tụy dữ thiên nhiên lực
tương để đại kịch, nhi cánh vô dư lực dĩ cập kỳ tha. Nhiệt đới chi nhân, đắc
y thực thái dị, nhi bất tư tiến thủ. Hàn đới chi nhân, đắc ý thực thái nan, nhi