với thế-lực đại-đồng. Rút cục thì sự nỗ-lực của người không có thể bao giờ
trái nghịch với mục-đích biểu-hiện ra ở thiên-nhiên.
« Thiên-nhiên ở Tây-Phương theo cảm-tưởng thông-thường trái lại chỉ
thuộc về giống vô tri-giác cầm-thú. Người ta tưởng như thấy có một sự đứt
đoạn không giải-thích nổi ở ngay tại chỗ khởi điểm của nhân-tính. Đối với
Tây-phương, tất cả cái gì thấp kém trên cầu thang tiến-hóa thì chỉ là thiên-
nhiên và tất cả cái gì mang dấu thành-tựu về tri-thức hay đạo-đức là thuộc
về nhân-loại. Khác nào người ta xếp đặt bông hoa và nụ hoa vào hai phạm-
trù riêng biệt, và người ta gán cái đẹp cho hai nguyên-lý mâu-thuẫn và
khác-biệt. Tinh-thần Ấn-Độ trái lại, không từng ngần-ngại thừa nhận sự
thân-thuộc giữa người với thiên-nhiên và sự liên-tục trong sự tương-quan
của mình với vạn-vật.
« Đối với Ấn-Độ, lý đồng-nhất tính căn-bản của tạo-hóa không phải là
một đề-tài suy luận triết-học. Cứu-cánh của đời sống là thực-hiện cái đại
hòa-điệu trong tình-cảm và trong hành-vi. Bằng tâm niệm và tinh-thần
cung-kính, và bằng sự quy-chế hóa đời sống, Ấn-Độ đã tu sửa tâm hồn để
cho tất cả đều có một ý-nghĩa tâm-linh. Đối với nó, đất, nước và ánh sáng,
hoa, trái, không phải chỉ là những hiện-tượng vật-lý người ta lợi-dụng để
rồi bỏ đi. Chúng là những vật cần-thiết cho nó để đạt tới lý tưởng hoàn toàn
cũng như trong một bản nhạc thì mỗi một thanh âm đều hướng vào toàn bộ
cộng-đồng. Ấn-Độ đã cảm-thông bằng trực giác cái thực-tại cốt-yếu của
vũ-trụ đối với chúng ta có một ý nghĩa sống còn, chúng ta phải ý-thức lấy
cho đầy đủ và thiết-lập với vũ-trụ những quan-hệ khiến cho chúng ta thực
hiện được cái thực-tại ấy trong tinh-thần tương-ái, với một bầu lạc-cảm, an-
hòa, quảng-đại chứ không phải chỉ có sự khích-động của khoa-học tò mò
hay là của sự cầu lợi vật-chất ».
« Tất cả những nhận-định trên đây của thi-hào Tagore đối với khuynh-
hướng truyền-thống của văn-hóa Ấn-Độ có thể thích-hợp hoàn-toàn cho
văn-hóa Trung-Hoa. Cái điểm xuất-phát của văn-hóa Ấn-Độ, nhìn vũ-trụ là
một đại hòa-điệu để rồi tìm thực-hiện ở tâm-hồn đến chỗ quân-bình toàn-
diện thì cũng chính là cái điểm xuất phát ở văn-hóa truyền-thống Trung-