Hoa như viết trong bộ kinh tối cổ là Kinh Dịch. Mở đầu, kinh Dịch viết :
各
正性命保合太和乃利貞
« Các chính tính-mệnh, bảo hợp thái hòa nãi lợi trinh.
« Trong vũ trụ, mỗi vật riêng biệt đều giữ cái đường tiến-hóa của bản
tính cho ngay chính, bảo vệ và hòa-hợp với hòa-điệu đại-đồng thì lợi-ích
lâu dài ».
2
Và Khổng-Tử tuy là một nhà luân-lý chính-trị thực-tiễn, nhưng cũng
không mãn-nguyện với tri-thức hay tình-cảm về cái thực-tại của vũ-trụ ấy
mà còn nhằm thực-hiện nó ở tại tâm-hồn đến cảnh-giới lạc-cảm đầy đủ.
Cho nên Ngài nói ở Luận-ngữ :
« Biết đạo không bằng yêu đạo
Yêu đạo không bằng vui đạo »
« Tri chi bất như hiếu chi
知之不如好之
Hiếu chi bất như lạc chi
好之不如樂之 ».
Không cần chứng-minh dài lời, chúng ta chỉ cần biết rằng tuy văn-hóa
Ấn-độ và Trung-Hoa có nhiều điểm khác nhau, một đàng thì nặng về thần-
bí, một đàng thiên về thực-tế, nhưng cả hai đều chung một khởi-điểm căn-
bản, là tin vào cái gì truyền-thống trường-cửu ở vũ-trụ và thế-giới. Tất cả
hiện-hữu đều nằm trong cái truyền-thống ấy, và cái thực-tại truyền-thống ấy
linh-động không phải là vấn-đề lý-thuyết mà là một vấn-đề thực-hiện phải
sống bằng sự tu sửa tự bên trong tâm hồn, để ảnh hưởng ra ngoài nhân quần
xã-hội và thiên-nhiên, và đồng-thời sự hoạt-động ở xã-hội và thiên-nhiên
phải đi đến mục-đích tu sửa tâm hồn, mở rộng nhân bản đến quân bình toàn
diện.
Truyền thống ấy là một tín ngưỡng do địa-lý, khí-hậu từ lúc khởi-thủy
đã ấn định vào tâm-não của dân-tộc Á-Châu. Chúng không quen nhìn sự-
vật trong vũ-trụ đối-lập cái nọ với cái kia mà từ cá-nhân đến đoàn-thể, từ
bộ-lạc đến quốc-gia, thiên-hạ, từ nhân-loại đến thiên-nhiên, chúng cầu tìm
cái dòng sáng-tạo cộng thông liên-tục để mà thể-hiện. Bởi vậy mà các biên-