Mỗi ngày phải trông nom, coi sóc, dắt đi cho ăn uống ; phải che chở chúng
chống với thú dữ và chống với người khác đến phải chiến-đấu. Phải lo cho
chúng thức ăn : du-mục di-chuyển để tìm cỏ và thức ăn nước uống cần-thiết
cho súc-vật. Phải nghĩ hộ cho nó và trông nom một cách tích-cực.
« Người ta đã có thể tưởng-tượng sự khác nhau về tính-tình Tây-
phương và Viễn-đông khi qui về sự biện-biệt giữa mục-đồng, nông-phố.
Tính-tình Tây phương là tính tình của mục-đồng, tính tình của Đông-
phương là tính-tình của nông-phố ».
Và tác giả trên đây kết-luận vũ-trụ quan khác nhau của tính-tình mục-
đồng Tây-phương và tính-tình nông-phố Đông-phương :
« Trung-Hoa và Ấn-Độ xưa, dung-hòa nhân-loại với vũ-trụ, đã đối-lập
cái mà chúng ta gọi là phiếm-thần với nhị-nguyên căn-bản của Âu-châu
thời cổ. Sản-phẩm của sự phát-triển nền văn-minh nô-lệ cổ xưa, kể từ thời
kỳ-tích Hy-lạp, quan-niệm nhị-nguyên ấy sẽ là dụng cụ tinh-thần chính của
tư-tưởng Tây-phương. Nhưng cái văn-hóa ấy, coi con người như cái máy đã
sớm khích-động ra những sự phản-động lại. Ở phương-diện luân-lý, sự
phản-động chính đã là sự khôi-phục lại bản tính thiêng-liêng nhân-loại và
sự phân-biệt hẳn nhân-loại với động-vật khác. Sự khôi phục ấy bành-trướng
rất mạnh với giáo-lý Giáng-sinh, cơ-bản của đạo Cơ-Đốc. Ngôi sáng-tạo và
chúa-tể vũ trụ, Thượng-Đế xuống làm người và để tham gia và khôi-phục
lại nhân-tính ».
Quan-niệm phiếm-thần trong văn-hóa truyền-thống Á-Châu không
phải có ý-nghĩa duy-vật, kéo nhân-tính thoái-hóa xuống hàng vô-tri giác và
cầm thú, mà trái lại như đã nói ở trên, nó tin vào một lý-tính trường-cửu,
truyền-thống bản-tính siêu nhiên và tồn-tại trong cái hệ-thống « Tam Tài »
Thiên, Địa, Nhân.
Thành tính tồn tồn đạo nghĩa chi môn.
成性存存道義之門
Thành-tựu cái bản-tính trường-cửu là cửa ngõ cho đạo-lý và cho
nghĩa-lý.