Bản tính trường-cửu, bản-ngã tâm-linh hay là nhân-vị thiêng-liêng đều
là những danh-từ để nói về cái nguyên-lý siêu-nhiên trong cái hệ-thống
Tam Tài nhất nguyên là Thiên Địa Nhân, trong đó nguyên-lý siêu-nhiên
đứng ở trên bình-diện biểu-hiện của lương nguyên tâm vật mâu thuẫn đối
đãi. Chừng nào chúng ta quan-niệm thế-giới hiện-hữu chỉ có vật-chất với
tinh-thần xung-đột, mâu thuẫn với nhau, mà chúng ta tìm cách giải-quyết
sự mâu-thuẫn ấy bằng cách lấy tinh-thần diệt vật-chất hay lấy vật-chất diệt
tinh-thần, nghĩa là chúng ta giản-dị hóa bằng cách trừ bỏ một phương-diện
đi, ấy là chúng ta đã giải-quyết trong sự ngu-muội không tưởng, vì như thế
thì hết cả thế-giới sinh-thành hiện-hữu.
Ông Trần-đức-Thảo, trước đây ở Paris đã lên tiếng bênh-vực triết-lý
Mác-Xít, muốn nhờ triết-học Mác-Xít để phục-hưng triết-lý nhân-bản
truyền-thống Đông-phương. Trong đầu óc trí-thức duy-vật của ông, ông đã
ngộ nhận bộ mặt nhất nguyên bề ngoài của triết-lý Mác-Xít mà cho nó
giống với quan-niệm nhất nguyên Tam Tài cố-hữu Á-Châu. Cho nên ông
đã viết :
« Tư-tưởng Đông-phương từ xưa đến nay không phân-biệt vật-thể và
tinh-thần, tự-nhiên và ý-niệm, vậy hiểu một cách dễ dàng phương-pháp
duy-vật biện-chứng, chưng bầy cuộc biến-chuyển từ Vật-Sinh-Tâm. Chủ-
nghĩa Mác-Xít tương-phản với hình-thức văn-minh Âu-Tây, đã gặp nội-
dung thiết thực ở Đông-phương, mà Đông-phương trở nên cách-mạng lại
gặp trong hình thức Mác-Xít một cách phục-hưng tinh-thần cựu-truyền trên
lập-trường nhân-bản phổ-biến ».
Sở dĩ tư tưởng Đông-phương không phân lý Vật với Tâm là vì không
nhìn sự-vật bằng con mắt trí-thức, cho nên Tâm với Vật chỉ là hai phương-
diện biểu-hiện của một thực-thể siêu-nhiên. Vật với Tâm cũng như Âm với
Dương, mà ở trong Dương có Âm và trong Âm cũng có Dương (Âm trung
chi Dương, Dương trung chi Âm). Nhưng Âm-Dương hay Vật-Tâm không
phải hai khái-niệm trí-thức bản-nhiên mâu-thuẫn, vì mâu-thuẫn thì không
thể gặp nhau mà tiêu-diệt lẫn nhau. Vậy nếu có cuộc sinh-thành biện-chứng
mâu thuẫn là vì sự mâu-thuẫn ấy chỉ là ảo-ảnh của trí-thức mê-muội lấy sự