là dâng cho thần cũng như bó lúa gặt đầu được đoàn-thể biết ơn đem cúng.
Và gặp những ngày nhất định nào trong một năm người ta cúng tế linh-
đình. Các kỳ-mục trong làng như cha chú của làng được cử ra làm chủ-tế.
Và trên nữa có các quan chủ-tế trong tỉnh, vua chủ-tế trong nước.
« Xem thế thì biết không có gì trong đời sống nhân-dân Việt-Nam
thoát ra ngoài ảnh-hưởng tôn-giáo. Tôn-giáo chi-phối người Việt từ lúc lọt
lòng, cho đến lúc chết, và cả sau khi chết rồi còn giữ trong vòng ảnh-
hưởng. Khi người ta thấy gốc-rễ của những thể siêu-nhiên ăn sâu trong
tâm-hồn Việt-Nam người ta không thể không nhận dân-tộc này rất tín-
ngưỡng vậy.
« Và nếu người ta ngược trở về mấy thế-kỷ trước kỷ-nguyên Thiên-
Chúa, những tín-ngưỡng vẫn như thế, tập-tục cũng vẫn thế, ít ra là ở những
điểm cốt yếu. »
Chính đúng trên cái cơ-bản vạn-linh vật-tổ truyền-thống của dân-tộc
Đông-Nam Á-Châu như giáo-sĩ Cardière đã xác-nhận minh-bạch trên đây,
mà văn-hóa Việt-Nam đã điều-hòa đặc-tính văn-hóa Ấn-độ Trung-Hoa
thành một hợp-hóa thuần-nhất, gọi là Tam-giáo. Sự hợp-hóa ấy không phải
lấy giáo này hợp hóa giáo kia, như ở Tầu người ta đã lấy hết Khổng-giáo để
hợp-hóa Phật và Đạo hay lấy Lão để hợp-hóa Phật hay Khổng. Hợp-hóa mà
Phật vẫn là Phật, Khổng vẫn là Khổng, Lão vẫn là Lão không trộn lẫn mà
hỗ-tương như thái-độ của nhà Sư Phù-Vân với Trần-Thái-Tôn. Vua không
làm việc Sư, Sư không làm việc của Vua, chỉ gặp nhau ở chân-lý không
phải của riêng Phật, không phải của riêng Khổng. Vì cùng chung một tinh
thần văn-hóa ấy mà cận-đại một tín-đồ Khổng giáo như Phan-Bội-Châu với
một tín-đồ Cơ-đốc giáo như Mai-lão-Bạng mới có sự gặp nhau ở nhà tù
Quảng-Châu : không phải vì tôn-giáo mà các cụ vào tù, chính vì dân-tộc
vậy. Sự gặp-gỡ ấy thực giầu ý-nghĩa tượng-trưng như bài thơ của cụ Phan
đã tặng Cụ Mai trong ngục-thất.
Phiêu bồng ngã bối các tha hương
Tân khổ thiên quân phận ngoại thường