« Người ta phê-bình rằng đấy là sự sợ hãi gây nên những tín-ngưỡng
ấy. Bất-luận, dù nguyên-nhân là một tình-cảm này hay tình-cảm khác, sự
thật vẫn là người Việt tin mình cử-động, sinh-hoạt trong thế-giới siêu-
nhiên. Cái siêu-nhiên ám-ảnh nó. Nó không sao thoát khỏi, ban ngày cũng
như ban đêm, giấc ngủ cũng không giải-thoát được, bởi vì mộng-triệu cũng
là những biểu-hiện của Thần-Linh.
« Thần-linh ở tại khắp cả ; một hòn đá lớn, một gốc cây cổ-thụ, một
rừng sâu, một vực sông, ngọn núi cao, một vũng nước giữa đồng, mỗi thỏi
đất, thửa ruộng, một gốc âm-u, đều là cơ-sở của Thần-linh. Thần ở khắp cả,
thấm-nhuần khắp cả, tất cả đều của Thần.
« Cái tín-ngưỡng vào thế-giới thần-linh ấy có thể nói đã bao hàm lấy
đời sống của người Việt, thúc-đẩy nó phải cúng lễ. Trước khi hành-động
phải cầu che chở của thần-linh, gạt những động-cơ có thể làm ngài bất bình
; nếu trong hành-động thần-linh tỏ sự bất-bình tức thì phải lễ tạ.
« Sự thờ cúng Tổ-tiên tuy có cao hơn nhưng căn-bản cả hai đều mật-
thiết liên-quan với nhau. Tổ-tiên mất đi, người ta không thấy nữa, nhưng
các người không từng bỏ gia-đình. Họ chú-ý đến con cháu, phù-hộ cho
hạnh-phúc hay đem cho tai họa tùy theo sự con cháu có làm tròn nhiệm-vụ
hiếu-nghĩa hay không. Hơn nữa tổ-tiên ngự tại trong nhà, trên bài-vị bàn
thờ ông vải. Vị nào không còn tại đây, di-chuyển sang nhà thờ họ thì
thường được mời về chia sẻ vui buồn với gia-đình. Luôn luôn người ta mời
tham-gia vào các hành-vi trọng-đại của đời sống chung : ăn hỏi, cưới xin,
sinh-nở của một phần-tử gia-đình. Tư-tưởng tổ-tiên chi-phối toàn-thể đời
sống gia-đình, cũng như tư-tưởng thần-linh chi-phối đời sống hàng ngày
của người Việt. Người gia-trưởng là thủ-tự việc thờ cúng ấy và truyền lại
chức thừa tự ấy cho con trưởng. Bất hạnh cho gia-đình nào tuyệt-tự !
« Đời sống xã-hội đối với dân Việt chỉ là đời sống gia-đình mở rộng,
cũng hoàn-toàn thấm-nhuần tôn-giáo. Những thần bảo-lộ mỗi đoàn-thể,
chức-tước hay không chức-tước, làm ra mưa và mùa-nàng tươi tốt. Các
thần che chở hỏa-tai, hạn-hán, và dịch-tễ. Bởi vậy cho nên nắm mạ đầu tiên