KẾT-LUẬN
Sau một thời-kỳ mất chủ-quyền dân-tộc cho các thế-lực cường-quốc
Tây-phương, các dân-tộc Á-Châu trừ Nhật-bản và Thái-lan đã bắt đầu trở
nên tương-đối độc-lập. Nhưng độc-lập là một chủ-quyền tương-xứng với
điều-kiện tự mình tạo nên, còn cơ hội khách-quan chỉ là một sự ngẫu-nhiên
đến, ngẫu-nhiên đi. Độc-lập là điều-kiện tất-yếu cho sự phát-triển phẩm-
cách con người, điều này các dân-tộc Đông-nam-Á hơn ai hết hẳn đã thâm-
hiểu qua kinh-nghiệm bản-thân, trong thời-kỳ nô-lệ, như tiếng nói cuối
cùng của nhà ái-quốc Phi-luật-Tân Dr José Rizal trước khi bị hành-hình :
« Every creature has its stimulus, its mainspring. Take it away from
him and he is a corpse, and who seeks activity in a corpse will encounter
only worms »
– « Mỗi sinh-linh đều có khích-động riêng, động cơ riêng
của nó. Lấy mất của nó cái sức ấy đi, nó chỉ còn là cái xác vô-hồn, và tìm
sự hoạt-động trong một thể-xác thì chỉ thấy ròi bọ. »
Vậy độc-lập là điều-kiện tiên-quyết tất-yếu, không có không được, để
cho một cá-nhân hay một dân-tộc trở nên một Người, một dân-tộc có nhân-
cách Người. Chỉ có những nước độc-lập, có chủ-quyền mới có thể điều-
khiển tổ-chức đời sống đoàn-thể về vật-chất và tinh-thần vì quyền-lợi của
nhân-dân mình. Độc-lập là khẩu-hiệu chung, đồng-thanh tương-ứng của tất
cả dân-tộc Đông-nam-Á hơn nữa của tất cả dân-tộc Á-Châu và Phi-Châu.
Độc-lập chính là nguyện-vọng động cơ thúc-đẩy tất cả các dân-tộc mất
chủ-quyền, cho nên tất cả các dân-tộc ấy đòi tự-do độc-lập trước hết. Và vì
tự-do độc-lập là ý-thức văn-hóa dân tộc, ý-thức nhân-phẩm của một người
công-dân biết tự-trọng đối với mình cũng như đối với người. Cho nên các
chính-phủ quốc-gia đều bắt đầu phục-hưng các giá-trị truyền-thống của
dân-tộc mình, mà ở Đông-Nam-Á có một phong-trào chấn-hưng văn-hóa
dân-tộc nổi dậy.
Nhưng văn-hóa dân-tộc không có nghĩa hẹp-hòi thiển-cận của danh-từ
kinh-tế chính-trị như người ta hiểu theo nghĩa thông-dụng của Tây-phương