rơi bèn bộc-bạch : « Trẫm nay còn thơ trẻ, đau đớn mất hai thân, một mình
đứng đầu sĩ-dân, không có chỗ nương-tựa. Nghĩ lại đời trước sự-nghiệp của
Đế-Vương hưng-phế không thường, cho nên trẫm vào núi này chỉ cầu tu
Phật, không cầu được vật gì khác ».
« Núi vốn không có Phật, chỉ có ở Tâm. Lắng tâm mà thấy, đấy gọi là
chân Phật. Nay Bệ hạ nếu giác ngộ Tâm ấy thì đứng ở trần-gian mà thành
Phật không phải khốn khổ cầu Phật ở ngoài ».
Xem đấy đủ thấy tâm-sự một nhà Vua biết bao thiết tha về đạo-lý,
chúng ta không còn khó hiểu vì sức đức-hóa của một chính-trị thân-dân,
cho nên khí dân mới được hùng-mạnh, nhân-tâm trong nước mới khỏi chia
lìa. Sở-dĩ có kết quả ấy là vì tinh-thần Phật-giáo Việt-Nam chuyên chú-
trọng về Thiền ; mà đạo Thiền cố luyện tập lấy khí-lực tâm-linh để tập-
trung vào hành động xã-hội nhân-sinh tức như đức tính « dũng » ở Khổng-
học. Do đấy mà tinh-thần Phật-giáo ở Việt-Nam không những không gây
xung đột với các môn tư-tưởng khác như Khổng, Lão mà lại còn đem lại
cho người ta một quan-điểm rộng-rãi về tâm-linh-học. Mở đầu (Thiền tôn
chỉ nam) của tác-giả Khóa-Hư chúng ta thấy ngay quan-điểm tổng-hợp
đồng-nhất trong sai-biệt : « Phật vô Nam bắc quân khả tu cầu. Tính hữu trí
ngu, đồng tư giác-ngộ » = « Phật không có chia ra Nam Bắc. Đã là Phật thì
dù Nam Bắc nên cầu lấy cả. Tính con người có thông minh và ngu độn
nhưng đều phải trông cậy vào sự giác-ngộ. »
Ngày nay tư-tưởng Phật-giáo ở Việt-Nam nên noi theo tiêu-chuẩn
tâm-linh họat-động ấy, tưởng không hại gì cho khuynh-hướng bác-ái từ-bi
của ngành Quan-Âm Bồ-Tát hay đạo-lý tình-yêu đại-đồng. Hơn nữa tinh-
thần Phật-giáo Việt-Nam đời Lý, Trần có khơi nguồn khai mạch thì mới có
thể dọn đường cho Văn-hóa Việt-Nam tiếp-thụ và đồng-hóa các trào-lưu
văn hóa Cơ-Đốc hay khoa học ngày nay, ở thế-giới tương-quan vì nó căn-
cứ vào thực-nghiệm tâm-linh, thỏa mãn cả lý-trí lẫn tình-cảm. Và chỉ có
thực-nghiệm tâm-linh vượt lên trên các hệ-thống suy-luận của trí-thực với
những khái-niệm trừu-tượng cố-định thì mới có thể dung-hòa theo tinh-thần
« Đồng qui nhi thù đồ »
同歸而殊途, mà càng ngày càng mở-rộng triển-