- Phật chú-trọng vào liên-hệ Người với Siêu-nhiên.
Làm sao nối lại cảnh hiện-thực với cõi siêu-nhiên đấy là mục-tiêu tối
cao, tối cổ và tối kim, của hoạt-động nhân-loại bất phân Đông Tây ở trí-
thức khoa-học cũng như ở cảm hứng nghệ-thuật và ở tín-ngưỡng tôn-giáo.
Chính-đấy là đối-tượng thực-nghiệm tâm-linh của tinh-thần « Tam-giáo
Đồng-nguyên vạn-pháp nhất-lý » vậy.
Tinh-Thần Truyền-Thống Việt-Nam
Trở lại mấy trang sử cũ, ngày nay người ta chỉ biết nhắc nói đến
những chiến-công oanh-liệt của Đức Thánh-Trần, hay ca-tụng cử-chỉ «
Châu-chấu đá xe » của Lý-Thường-Kiệt, ít ai đã tự hỏi vì đâu mà có những
trang-sử vẻ-vang đời Lý, đời Trần. Hẳn rằng không ai chối-cãi những bậc
vĩ-nhân ấy, nếu không có tinh-thần đoàn-kết của cả một dân-tộc, quân dân
nhất trí, đồng lòng, thì liệu có thể thành-công được chăng ? Một anh hùng
lưu-danh thiên-cổ đã đại-diện cho biết bao anh-hùng vô-danh mà đời sau
không biết. Lại cái tinh-thần quân dân một người kia đã lấy ở đâu cái khí-
phách quật cường, cái đức-tính hy-sinh hòa thuận ? Đấy là quyền sống bắt
buộc chăng ? Nhưng làm thế nào cho quyền sống riêng, tự có thể nhượng-
bộ cho quyền sống chung ; ấy là bí-quyết, và cái bí-quyết ấy không thể
đừng nghĩ đến tinh-thần Phật-giáo đã long thịnh khắp từng lớp xã-hội Việt-
Nam ở thời đại nhà Lý, nhà Trần. Phật-giáo ở xứ này quả như lời ông
Phạm-Quỳnh đã viết : « đã có những cỗi rễ sâu-xa ; nhưng được coi như
Quốc-giáo thì ở các triều-đại lớn, Lý và Trần, thế-kỷ XI-XIII nó mới thực
thịnh-vượng. Các nhà Vua đều có tín-đồ nhiệt-thành của Phật-giáo, những
chùa rải-rác khắp nơi đến nay hãy còn di-tích, những Già-lam thì đầy
những sư và tiểu. Thực là một thời đại hoàng-kim của Phật-giáo ở Việt-
Nam ».
Sử chép rằng : « Ở thời Lý người tu hành nhan-nhản trong nhân-gian,
chùa và tĩnh-thất mọc lên khắp trong nước. Và ở nhà Trần thì tại Triều-đình