chân-chính. Và cái chân-chính ấy khi biết trở về tìm ở nơi tâm và sống hiện
thực ở nơi tâm đấy là tín-ngưỡng tâm-linh thực-nghiệm của Tâm-Giáo vậy.
Vì căn-cứ vào thực-nghiệm ấy, xây-dựng đức tin vào sức thấy trực-tiếp của
con mắt tinh-thần về thực-kiện tâm-linh, cho nên một vị Hòa-thượng đời
Trần, tên là Như-Nguyệt thuộc giòng thiền-tông Tào-Khê ở Việt-Nam, với
một giọng chí-thành đã dung-hợp Tam-giáo như sau :
« Trong nơi danh-giáo có ba
Nho hay giúp nước sửa nhà trị dân
Đạo thời dưỡng khí an thần
Thuốc trừ tà bệnh chuyên cần luyện đan.
Thích độ nhân miễn tam đồ khổ
Thoát cửu-huyền thất Tổ siêu-phương.
Nho dùng Tam-cương Ngũ-thường.
Đạo gìn Ngũ-Khí giữ giàng Ba-Nguyên,
Thích giáo nhân tam qui ngũ giới.
Thể một đường xe phải dùng ba.
Luận chung Thánh-Tổ Nho-gia
Trong đời trị thế người là Nhân-sư
Sao bằng Đâu-xuất vị cư,
Lão-quân thiên-chủ đại trù dược phương
Phật là vạn-pháp trung vương
Làm thầy ba giới đạo trường Nhân-Thiên
Những thánh hiền nguồn nhân bể quả
Xưa tu hành trí đã rộng cao
Trong nơi ba giới ra vào
Mười phương trí-thức ai nào khả nghi ! »
(Việt-Nam Phật điển tùng san
Hà-nội Viễn-Đông bác cổ học viện – Hà Nội.
Bắc-Kỳ Phật-giáo tổng hội phát-hành)
- Vậy Nho chú-trọng vào liên-hệ Người với Người.
- Đạo chú trọng vào liên-hệ Người với Thiên-nhiên.