ĐẶC-TÍNH VĂN-HÓA CHUNG ĐÔNG-NAM-Á
Trên đây là giới-thiệu sơ-lược về địa-lý nhân-văn các thành phần họp
thành khu-vực Đông-nam-Á. Chúng ta cũng đã nhận thấy đặc tính riêng
của từng địa-phương với tính-chất chung của toàn thể khu-vực. Về nhân-số
cũng như về thổ-sản thì Đông-Nam-Á cũng phong-phú có thể ví với Ấn-độ
hay Trung-hoa, nhưng về tính đặc-thù của dân-tộc và văn-hóa thì Đông-
Nam-Á lại khác với hai lục-địa trên. Địa-lý phân chia một cách tự-nhiên ấy
đã ảnh-hưởng vào sự phát triển hay sự bảo-tồn của một số lớn chủng-tộc
tính sai biệt khác nhau, cùng ngôn-ngữ và tín-ngưỡng, tổ-chức xã-hội
chính-trị khác nhau. Nhưng trong sự khác nhau ấy vẫn ngấm-ngầm có một
đồng-nhất tính của toàn-khối. Đồng nhất tính về khí-hậu thời-tiết gió mùa,
đồng-nhất tính về cơ-sở kinh-tế nông-nghiệp lúa gạo của mô-thức văn-hóa
thảo-mộc (Civilisation du végétal) đồng-nhất tính về nhân-văn cộng-đồng ở
tổ-chức xã-thôn, làng xóm với tục-lệ chung, đồng-nhất tính về tinh-thần ở
sự bảo-tồn những tín-ngưỡng truyền-thống cổ xưa căn-cứ vào tín-ngưỡng
vật-linh nguyên-thủy với quan-niệm hợp-nhất đại vũ-trụ với tiểu vũ-trụ, vật
với tâm. Tất cả những yếu-tố ấy hợp lại để đem cho khu vực Đông-Nam-Á
một thực-tại riêng biệt không phân về địa-lý văn-hóa ngõ hầu duy trì trong
thế-giới hiện-đại sự độc-lập chính-trị kinh-tế nó đã ý-thức và nỗ-lực bảo vệ
trải qua lịch-sử ngàn năm, đồng thời phát-triển đặc-tính văn-hóa theo tinh-
thần « đồng qui thù đồ » Bhinneka Tunggal Jka (Unité dans la diversité)
(Sutasoma – thi-sĩ Java) mà góp phần xây-dựng để cống-hiến vào hương-
hỏa chung của văn-minh thế-giới
Đối với cái sứ-mệnh lịch-sử vĩ-đại, thử hỏi dân-tộc Việt-Nam cùng với
các dân-tộc khác trong khối Đông-Nam-Á này trước kia, đã thực hiện được
gì và hiện nay đang và sẽ tìm hướng vào con đường nào để tiến-triển.
Lịch-sử Văn-hóa Đông-Nam-Á