Nhìn về quá khứ, lịch-sử Đông-Nam-Á chúng ta có thể nhận thấy ba
thời-kỳ là thời-kỳ chưa chịu ảnh-hưởng của hai khu vực Hoa-Ấn, thời kỳ
tiếp-thu văn-hóa Ấn-Hoa và thời-kỳ xúc-tiếp ảnh-hưởng Âu-Tây.
Cổ-sử Văn-hóa bản-sứ
Đông-Nam-Á không phải là đất man-di như sách Tàu thường nói đến
trước khi có sự tiếp-xúc với văn-hóa Trung-hoa hay Ấn-độ. Nhân-loại
Đông-Nam-Á trước khi gặp Trung-hoa, Ấn-độ đã sống có tổ-chức đoàn-thể
khá cao, sẵn-sàng biến-hóa các tài-liệu ngoại-lai thành văn-hóa của mình.
Nó đã sáng-tạo ra tháp Borabudur ở Java Đế-thiên Đế-thích (Angkor)
ở Cao-miên, chùa Pagan ở Miến-điện, hay Đình Lý-bát-Đế ở Bắc-Việt sản
phẩm kiến-trúc không hẳn là mô-phỏng hoàn-toàn mà là sản-phẩm hòa hợp
tài khéo riêng của dân-tộc với tài-liệu mượn ở ngoài. Những khai quật
khảo-cổ ở Đông-Nam-Á đã khiến nhà địa-lý nhân-văn Pháp Robequain tự
hỏi không biết Nam-dương quần-đảo có phải là một trong các nơi chôn
nhau cắt rốn của nhân-loại (un des berceaux de l’humanité) không ? Người
tiền-sử Java cũng đồng thời với người tiền-sử Bắc-kinh. Đủ tỏ rằng loài
người xuất-hiện ở Đông-Nam-Á rất sớm. Kể từ có di-tích nhân-loại đầu-
tiên ấy cho đến thời-kỳ Tân-thạch-hệ Néolithique và Thanh-Đồng (Bronze)
trải qua hàng ngàn năm đã từng có nhiều làn sóng di-dân từ ngoài biển tràn
vào lục-địa Á-châu. Bộ-tộc Úc-châu, bộ-tộc Mã-lai, bộ-tộc Bắc-sơn Hòa-
bình đều đã có mặt ở khắp cõi Đông-Nam-Á trên hải-đảo cũng như miền
Nam lục-địa Trung-hoa Ấn-độ. Những bộ tộc Mã-lai, mệnh danh là Anh-
đô-nê-điêng vào khoảng 2500 đến 1500 trước T.C. chính là tiên-tổ các dân
Miến, Xiêm, Việt, Mã-lai, Phi ngày nay. Một vài thế-kỷ trước kỷ-nguyên
Thiên-Chúa người ta thấy sự thịnh-vượng của văn-hóa Đông-sơn Hồng-hà,
với trống đồng Thanh-hóa lan-tràn sang Lào, Miến-điện và Nam-dương, vì
trống-đồng ấy là di-tích đặc biệt của Văn-hóa Đông-sơn. Trên mặt trống
người ta thấy phản-chiếu tất cả đời sống sinh-hoạt của bộ-tộc sơ-thủy : nền
bà giã gạo bằng chầy, chiến-sĩ đội-lốt chim nhẩy múa theo điệu sáo khèn
với trống để làm lễ mừng việc sinh hay đưa vong-hồn người chết.