nhuộm răng. Tục nhai trầu lan khắp miền duyên-hải phía Nam Á-châu, từ
Việt-Nam đến Ấn-độ ». Trang 290
« Báo Le Temps ngày 5-3-1927 sau khi giới-thiệu công-trình khảo-cổ
của Cô Colani ở Bắc-Việt có kết-luận về địa-lý tiền-sử miền ấy như sau :
« Người ta thấy di-tích của hai nền văn-hóa :
« 1. Văn-hóa Hòa-bình Đông-sơn do dân đẽo-đá Hòa-bình và dân mài
đá Bắc-sơn đại-diện, cho tới nay chỉ đã gặp thấy ở vùng lân-cận Trung-
Châu. Những dân ấy đã định-cư ở hai miền trên và đã trải qua nhiều thế-hệ
kế-tiếp. Các ông Evans và Van Stein Callenfels đã lại thấy văn-hóa ấy ở đất
Pinang tại bán đảo Malacca, và tại đảo Java. Vậy thì đấy là một nền văn-
hóa trọng-đại trước đây không ai biết đã được công-trình của Cô Colani và
trước đây của ông Mausuy khám-phá.
« 2. Văn-hóa tân-thạch-hệ. Người ta thấy một số di-tích ở miền biên-
giới châu-thổ Bắc-Việt. Không có gì chứng thực rằng ở đây đã từng có cơ-
sở lâu dài, Cô Colani thấy những di-tích ấy trong ba hang-động, mỗi hang-
động thuộc địa-phận một tỉnh khác nhau và lân-cận biên-giới Bắc-Việt.
Công-cụ đặc-biệt thời tân-thạch-hệ ở Đông-Nam-Á là cái rìu có mộng tra
cán Ông Hein-Geldern đã phát ra lược-đồ khu-vực bành-trướng rộng lớn
của văn-hóa này, người ta thấy ở bờ sông Hằng (Gange) tại Đài-loan, ở
miền Nam dẫy núi Hi-mã-lạp-sơn và ở tại bán-đảo Malacca. Văn-hóa sơ-
thủy nhất của hai nền văn-minh ấy đều gặp thấy ở bên trong tỉnh Hòa-bình,
trình-độ tiến-bộ nhất ở tại Ban-Mou trong tỉnh Sơn-la.
« Như thế đủ thấy cả hai nền văn-hóa thời tân-thạch-hệ với thời
Thanh-đồng đều là cơ-sở chung của khu vực Đông-Nam-Á này vậy. Cho
nên bước vào kỷ-nguyên Thiên-Chúa, như Claude A. Buss đã kết-luận tổng
quát nhân-dân Anh-đô-nê-di đã biết cày ruộng đắp bờ dẫn-thủy nhập-điền,
thuần hóa trâu bò, vui trò chơi gà chọi, lợn hay trâu chọi và bắt đầu dùng
kim-khí. Họ khéo nghề đẽo gỗ, dệt vải và làm đồ gốm. Họ là thủy-thủ đi
biển, có hiểu ít nhiều về thiên-văn. Họ sinh-sống trong các nhà bằng gỗ và
làm quần áo bằng sợi cây. Họ tín-ngưỡng vật-linh và thờ tổ-tiên. Họ công-