Thời-kỳ Thanh-đồng là thời mà truyền-thống Việt-Nam lấy làm triều-
đại đầu tiên Hồng-Bàng trước khi bị Hán-tộc thôn-tính. Vua Hùng-Vương,
cai trị với tướng-văn Lạc-hầu, tướng võ Lạc-tướng trong một xã-hội nông-
nghiệp tổ-chức thành làng : Có đình, có miếu sau lũy tre xanh chẳng khác
gì cái làng Mã-lai ở Nam-dương dưới ngòi bút Vlekke mà Lean Bruhat đã
trích-dẫn trong « Lịch sử Anh-đô-nê-di » như sau :
« Nhìn đàng xa cái làng hiện ra như một mảnh rừng ở giữa cánh đồng
lúa. Nhà cửa rải-rác trong vườn và bụi cây. Mỗi nhà với một vựa thóc được
bao bọc bằng một hàng rào và một hàng rào cây nữa bao bọc lấy tất cả
làng. Cửa sơ-sài mở ra đường xóm và đường cái. Theo nghĩa rộng thì làng
gồm cả ruộng đất ao cá, rừng lân-cận và đất hoang thuộc sở-hữu của làng ».
Đấy cũng là hình-ảnh một làng Việt-Nam hiện thời mà nguyên-lai xuất
tự tổ-chức Lang thời-cổ xưa vậy. Nhân-dân Việt thời ấy đã biết cầy cấy, đào
mương dẫn thủy, đắp đê ngăn lụt để cấy hai mùa thóc. Tín-ngưỡng nông-
nghiệp về thần Đất và thần lúa gây nên tục hội đầu Xuân trai gái hát giao
duyên đối đáp ngày nay hãy còn.
Pierre Gourou, tác-giả quyển L’Asie – (éd. Hachette) có nhận-xét
chung về sắc thái nhân-văn riêng biệt của Đông-Nam-Á trước khi chịu ảnh-
hưởng Ấn-độ Trung-hoa như sau :
« Có nhiều nét nhân-văn đặc-biệt cho tất cả Đông-Nam-Á. Ở đây
người ta thấy di-tích của một nền văn-minh Đông-Nam-Á hay Hải-đảo.
« Trước hết là nhà cửa cao cẳng. Ngoài biên-giới Đông-Nam-Á ít thấy
có kiểu nhà như thế. Một nét đặc-biệt nữa là cách chế-tạo cá tôm thành bột
hay nước mắm sau khi đã ngấu rất được nhân-dân Đông-Nam-Á thưởng-
thức mà dân Á-Châu khác không dùng.
« Một di-tích của văn-hóa tiền-sử thuộc về tính-chất hải-đảo là tục ăn
trầu, rất phổ-thông ở dân Việt mà dân Tàu không biết, cho phép ta xác-định
giới hạn của những kỷ-niệm hải-đảo còn rất mạnh. Tục ấy đi đôi với tục