nhận cho phụ-nữ một địa-vị ưu-tú trong gia-đình, và ngăn rào nhà họ và
làng họ, Dần-dần họ phát triển một bộ luật-lệ xã-hội ».
Sự tiếp xúc với văn hóa Ấn-độ Trung-hoa
Trên lục-địa Á-Đông, ở Trung-hoa hay Ấn-độ kể từ cổ thời Thiên-
chúa 2.000 – 1.500 năm, đã xuất-hiện trào-lưu di dân từ trung-bộ A-tế-A,
phía Tây-Bắc đi sang hướng Đông-Nam. Cho nên rất sớm chúng ta đã thấy
ở Trung-Hoa văn-hóa Tây-Chu đột-nhập vào trung-nguyên Hồ-Nam và dần
dần tràn xuống miền Nam sông Dương-tử để đồng hóa với văn-hóa Sở-
Việt, rồi đi thẳng xuống khu-vực Đông-Nam-Á. Ở Ấn-độ, còn sớm hơn nữa
văn-hóa Veda của dân Aryen cũng từ Tây-Bắc đột-nhập vào lưu-vực Ấn-độ
hà, rồi đi xuống lưu vực sông Hằng mà đồng-hóa với văn-hóa bản-xứ của
dân Dravidien đề rồi lan-tràn ra miền hải-đảo và bán-đảo Đông-Nam-Á
Chắc-chắn rằng văn-hóa Ấn-độ đã du nhập vào Đông-Nam-Á sớm
hơn văn-hóa Trung-Hoa du nhập vào Bắc-Việt, vì từ thế-kỷ III Tr. T.C. vua
A-dục (Acoka) là một ông vua mộ Phật đã gởi sứ-giả và giáo-sĩ Phật-giáo
sang-xứ Suvarnabhumi : (Đất vàng) có lẽ là xứ Miến-điện. Và Kinh Jatakas
chứa đầy những truyện thủy-thủ vượt bể bằng thuyền buồm dưới sự hộ-vệ
tinh-thần của Phật Định-Quang. Chính ở ngoài lưu vực sông Hằng mà các
thủy-thủ Ấn đã đi tìm vàng, gia-vị, trầm-hương và dầu-thơm để cung-cấp
cho Âu-Tây đang tiêu-thụ.
Sự giao-dịch với thế-giới La-Mã càng ngày càng thịnh, điều ấy đã
được chứng-minh bằng di tích đồng tiền của triều-đại Antooain và Marc-
Aurele tại Óc-eo gần bờ biển miền Tây Việt-Nam. Sử ký Tầu có chép một
phái-bộ sứ thần của vua Marc-Aurèle tới Trung-Hoa qua Bắc-Việt. Địa-lý
học của Ptoléméc còn ghi tên đất Chersonèse d’Or để chỉ vào bán-đảo Mã-
lai.
Trong sự thịnh-vuợng ấy nẩy nở những quốc-gia đầu tiên trên đường
giao-thông ở Đông-Nam-Á. Đầu kỷ-nguyên có triều-đại Phù-Nam xuất-
hiện ở Châu-thổ sông Mékong do một cuộc hôn-phối giữa một người Bà-