la-môn với một công-chúa bản-xứ, rồi đến triều-đại Lâm-Ấp tại kinh-đô
Huế bây giờ là nước Chàm sau này. Các dân-tộc bản-xứ này cũng như dân
Việt trước thời-kỳ đô-hộ của Hán-tộc, đã có một trình-độ văn-hóa để tổ
chức đời sống kinh-tế và xã-hội của họ. Họ cầy ruộng trồng lúa ở các thửa
có dẫn thủy, biết thuần-hóa trâu bò. Họ lại có tài thủy-thủ biết chế tạo
thanh-đồng, sắt và vàng. Họ thờ phụng tổ-tiên và thần-xã bàn thờ đặt ở trên
đồi cao phảng-phất tín-ngưỡng căn-bản của Ấn-độ trước thời du-nhập của
dân Aryen với văn-hóa Veda. Văn-hóa Ấn-độ thực ra lan xuống Đông-
Nam-Á không theo cách đế-quốc thực dân mà là một sự truyền-bá êm-đềm
do tay các nhà sư hay Bà-la-môn Phật-giáo với Bà-la-môn giáo tuy ở Ấn-độ
cạnh-tranh xung-đột mà khi truyền sang cõi Đông-Nam-Á như trên bán đảo
Đông-dương, ở đất Chàm thì cả hai đều phát-triển bên cạnh nhau. Đủ tỏ các
tôn-giáo ấy, khi du-nhập vào các xã-hội khác đã có biến-hóa thích-ứng với
tín-ngưỡng bản-xứ cho nên mới nẩy nở phong phú như chúng ta thấy. Đấy
là manh-nha tinh-thần điều-hòa hợp-hóa là bản-sắc của văn-hóa Đông-
Nam-Á rồi vậy.
Phù-Nam
Nước Phù-Nam phát-triển với cuộc thông thương quốc-tế, chẳng bao
lâu trở nên một thế-lực chính-trị hùng cường đầu tiên ở Vịnh Tiêm-la, vì là
độ đường trên con đường giao-dịch giữa Trung-Hoa và Ấn-độ, thế-lực
thủy-quân của Phù-Nam mà kinh-đô đóng ở Prei Veng bây giờ, hải cảng là
Oc-eo tiếp-nhận thương-thuyền của Trung-Hoa, Ấn-Độ và La-Mã dưới
triều-đại Fan Che-man đã chinh-phục cả lưu-vực sông Menam và phía Bắc
bán-đảo Mã-lai. Vào thế-kỷ III, nước Phù-Nam đặt liên-lạc ngoại-giao với
nước Ngô ở Nam-Kinh bên Tầu. Phái-bộ ngoại-giao Tầu còn ghi lại ở sử
sách rằng :
« Ở Phù-Nam có những thành-thị có tường bao-bọc, có đền đài và nhà
cửa để ở. Nhân-dân đen và xấu, tóc xoăn, đi chân không. Tính-tình giản-dị
và không ăn cắp trộm bao giờ. Họ làm ruộng, gieo một năm gặt ba năm. Họ
thích khắc trạm đồ trang sức. Đồ dùng của họ để ăn đều bằng bạc. Họ đóng