dương (Quảng-Nam) một ngôi chùa Phật-giáo thờ đức Phật Thế-tự-tại-
vương, Quan-Âm Bồ-tát (Avalokicvara).
Về địa-lý, thì Chiêm-Thành gồm có bốn tỉnh lớn đều mang tên Ấn-độ
là : phía Bắc Amarâvati (Quảng-Nam) mà kinh-đô đầu tiên là Indrapura,
Trà-Kiệu. Ở giữa là tỉnh Vijaya (Bình-định) kinh-đô là Cha-bàu. Ở phía
Nam là tỉnh Kanthara (Khánh-hòa, Nha-trang) và Panduranga mà đô-thị là
Kajupura (Phan-rang và Bình-thuận). Ở thời Trung-cổ có hai họ chính
phân-chia thế-lực Chiêm-thành ; phía Bắc ở Quảng-Nam có họ « Cây Cau
». Danh-từ Phạn-ngữ (Sanscrit) là Narikela và Kramukavamca.
Đất đai Chiêm-Thành nghèo-nàn, nhưng kéo lại ở chỗ là đầu mối
giao-thông đường biển của Á-Đông. Do đấy mà một thời thịnh-vượng. Dân
thủy-thủ làm giầu bằng thương-mại và giặc cướp. Từ thế-kỷ VII đến X họ
kiểm-soát thị-trường gia-vị giữa Nam-dương và Tầu, và thương-hải tơ-lụa
giữa Tầu và Ba-tư. Họ xuất cảng sang Tầu và Ba-tư ngà voi trầm hương.
Chiêm-Thành dưới triều-đại Phạm-Văn, một người Tầu phiêu-bạt đã
dùng lực-lượng Chàm chống nhau với Hán-tộc vào thế-kỷ thứ II để chiếm
lại quận Nhật-Nam (Thừa-thiên, Quảng-trị, Quảng-bình) rồi đến 605 mới bị
quân-đội Tùy Dương-Đế đánh lấy lại. Dưới triều-đại Jaya Indravarma I vào
960 mới triều-cống nhà Tống bên Tầu để liên-kết ngoại giao trước một thế-
lực mới của người Việt dựng nên ở Bắc-Việt độc-lập với Tầu, và trải qua
Đinh, Lý, Trần, Lê liên-tiếp có cuộc chiến-tranh giữa Chiêm-Thành và
Việt-Nam, một mặt, và một mặt khác Chiêm-Thành với một thế-lực cũng
mới mọc ở phía Tây là thế-lực Khmer.
Chiêm-Thành bị hai thế-lực trên và, một thế-lực thứ ba mới mọc ở
Đông-Nam vào cướp phá Po-Nagar năm 784 đến 787. Kết cục Chiêm-
Thành đã bị tiêu-diệt bởi sức Nam-tiến của dân Việt.
Thế lực Mã-Lai và quần-đảo
Đồng-thời với Chiêm-Thành, thì ở bán-đảo Mã-lai cũng xuất-hiện
những bang-quốc nhờ các đường giao-thông trên bộ môi-giới giữa vịnh