Bengale và vịnh Xiêm-la. Trong các bang-quốc thịnh-vuợng có
Langkasuka mà sử-sách Tầu có ghi nhận những liên-lạc ngoại-giao vào
năm 515. Người ta nhận thấy đồng-thời có ba tín-ngưỡng bên cạnh nhau là
Bà-la-môn giáo, Phật-giáo và Đạo giáo.
Rồi thế-lực di-chuyển sang hải đảo Java và Sumatra, vì lợi thế cho sự
thông-thương đường biền qua eo-biển La Sonde, và Malacca. Vào thế kỷ
VII-VIII, nước Tầu nhà Đường đã gởi một phái-đoàn thương mại xuống
miền Nam-dương. Đế-quốc Ba-tư ở Bagdad cũng mới thành-lập sự buôn
bán tơ lụa với Tầu cùng phát-triển hơn lên qua Trung-bộ A-tế-A, và
thương-mại gia-vị cũng phồn thịnh với các hải-cảng Nam-dương. Kỹ-thuật
hàng-hải cùng tiến-bộ với dân Arabes cho nên từ eo biển Ba-tư qua La
Sonde và Malacca đến Quảng-Đông, sự giao-dịch thông-thương trên biển
trở nên sầm-uất vào thế-kỷ thứ VIII sau Thiên-Chúa. Chính vì những điều-
kiện kinh-tế quốc-tế thịnh-vượng ấy mà thế-lực Crivijaya, bành-trướng trên
bờ biển Đông-Nam đảo Sumatra chung quanh đô-thị Palembang. Thuyền-
buồm theo gió mùa từ biển Trung-Hoa chạy tới. Nhà sư Tầu Nghĩa-Tĩnh
qua Ấn-độ tìm sách Phật, khi qua tới Palembang có tả không-khí mộ Phật ở
đấy vào năm 671 rằng : « Ở đấy có hơn một ngàn Sư Phật-giáo đem hết
tinh-thần vào sự nghiên-cứu và hành-thiện. Họ nghiên-cứu tất cả vấn-đề
cũng như ở Ấn-độ vậy ».
Với sự thịnh-vuợng của Crivijaya, họ Jayanâca vào cuối thế-kỷ thứ
VII bắt đầu đi chinh-phục xứ Malaya và phía Tây đảo Java, để nắm trọn
quyền kiểm soát hai con đường thông-thương hàng-hải giữa Ấn-độ và
Trung-Hoa thời ấy là eo-biển Malacca và La Sonde, củng cố uy-thế hàng-
hải cho đế-quốc trong sáu thế-kỷ. Sau những cuộc chiến-thắng, để khải-
hoàn vua Jayanâca của đế-quốc Crivijaya năm 684 đã thiết-dựng một công-
viên phía Tây Palembang, và khắc bia kỷ-niệm tỏ ý cầu chúc cho giá-trị
của sự-nghiệp này cùng tất cả sự-nghiệp thiện khác tràn ngập ra khắp
chúng-sinh mở cho chúng con đường khải-ngộ. Đế-quốc tiếp-tục phát triển,
nối liên-lạc ngoại-giao với Trung-Hoa, và bành-trướng cả sang bán-đảo
Mã-lai để thiết-dựng ở Ligor một ngôi chùa Phật Đại-thừa. Sự phát-triển