Thế lực Java
Triều-đại Cailendra của đế-quốc Crivijaya ở Sumatra, từ thế-kỷ thứ
VIII đã dồn triều-đại thờ Civa của Saujaya xuống đảo Java ở gần Malang.
Ở đây dần-dần với sự suy nhược của thế-lực Sumatra, một thế-lực Mataram
bắt đầu nẩy nở. Lịch-sử ngoại-giao nhà Đường bên Tàu còn ghi chú về
tình-hình quốc-gia Mataram mới phục-hưng ở Java như sau :
« Họ làm thành quách bằng gỗ lợp lá gồi. Họ có giường nằm bằng ngà
và chiếu bằng tre. Xứ này sản-xuất đồi mồi, vàng, bạc, sừng tê-giác và
ngà… Họ có chữ viết và biết thiên-văn… »
Thành-tích văn-hóa quốc-gia Mataram là 156 ngôi đền Prambanan xếp
chung quanh sáu điện thờ chính mà điện thờ Civa một thần-linh Ấn-độ giáo
bao trùm tất cả với những sự-tích Ramayana (Tập trường-ca anh-hùng
Nam-tiến của Ấn-độ xưa) khắc lên tường.
Toàn-thể hợp thành một lăng-tẩm có di-tích của nhà vua và danh-thần,
mỗi vị phối với một ngôi thần-linh trong hàng chư-vị Bà-la-môn. Quá-trình
dung-hòa tín-ngưỡng ở đây đưa đến một sự thờ-phụng Civa của Bà-la-môn
giáo với Phật, mà sự thực tục thờ-phụng Civa-Bouddha chỉ là tục thờ-
phụng tổ-tiên cố-hữu dưới hình-thức phù-chú thần-bí ma-thuật. Căn-cứ vào
văn bia người ta nhận thấy các giáo-phái chính phổ-thông trong nhân-dân
Java thời này là tín-đồ Civa, tín-đồ Phật và đạo-sĩ khổ-hạnh cũng như
người ta đã thấy cùng một khuynh-hướng tín-ngưỡng dung-hòa ấy ở Cam-
bốt bấy giờ.
Triều-đại oanh-liệt cuối cùng của Java là Mojopahit do họ Vijaya đã
khéo xử-dụng thế-lực quân Nguyên xuống chinh-phục hải-đảo làm chính
thế-lực của mình để dẹp một cuộc nội loạn đồng-thời thống-nhất Java,
bành-trướng bá-chủ ra khắp quần đảo Nam-dương đến bán-đảo Mã-lai, từ
thế-kỷ XIII đến XIV. Thế-lực hàng-hải Mojopahit bấy giờ còn rộng lớn hơn
cả Anh-đô-nê-di hiện nay,liên-lạc thông-thương với nhà Minh bên Tàu và
thế-giới Hồi-giáo, Ấn-độ, Ba-tư. Tinh-thần văn-hóa rực rỡ của Java thời ấy
đã phản-chiếu vào thi-phẩm trứ danh « Sutasoma » của Tantular với khẩu-