VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI ĐÔNG NAM Á - Trang 41

hiệu : « Bhinneka Tunggal Ika », (Đồng nhất trong sai biệt) đáng đại-diện
cho tinh-thần văn-hóa chung tất cả khu-vực Đông-nam-Á.

Rồi đến sự du-nhập của Hồi giáo, sau khi bá-chủ cả Ấn-độ lẫn Ba-tư

đã tràn xuống Nam-dương dần-dần thay thế cho Bà-la-môn giáo và Phật-
giáo. Nhưng Hồi-giáo ở đây không phá-hủy những cái đã có từ trước đi.
Theo lịch-trình tiến-hóa của Đông-nam-Á, Hồi-giáo ở đây đã bao trùm lấy
các tín-ngưỡng khác mà không tiêu-diệt, đồng-hóa các hình-thức lễ-nghi
tập-tục vật-linh. Phật-giáo, và Ấn-độ giáo. Ở Java người ta chứng-kiến
những giáo-đường Hồi-giáo kiến-trúc theo kiểu Ấn độ và những ngôi mộ
Hồi-Hồi điêu-khắc đề-tài Ấn-độ. Văn-hóa truyền-thống đã thấm-nhuần
thâm-sâu vào tâm-hồn nhân-dân bản xứ, khiến cho Hồi-giáo ở đây mất tính
cách cuồng-tín như ở các xứ Ả-rập đã sản-xuất ra nó vậy.

Người Java vẫn thường tự-hào có một quá khứ vẻ-vang rực-rỡ và văn-

hóa Java cũng đã tràn-lan đến Phi-luật-tân, Đài-loan, miền Nam Việt-Nam,
Cam-bốt và bán-đảo Mã-lai. Con đường vòng-cung theo các quần đảo là
con đường phát-triển của nền văn-hóa ấy và sự giao-dịch thời ấy giữa Java
và Trung-hoa. Ấn-độ phần nhiều có thuyền-bè thông-thương. Tuy rằng các
triều-đại vua chúa Java mang nặng ảnh-hưởng của Ấn-độ, từ việc đặt tên
hiệu cho đến niên-kỷ. Nhưng văn-hóa Java vẫn cố giữ một màu sắc riêng
biệt do sự tổng-hợp Bà-la-môn và Phật với đặc-tính truyền-thống của dân
tộc, và sau này khi Hồi-giáo có tiếng là thiên-tín cực-đoan mà cũng gọt bớt
sắc cạnh để đồng-hòa với tinh-thần địa-phương.

Người ta bảo rằng Java là tiêu-biểu cho toàn thể Nam-dương, điều đó

không ngoa. Nếp sống của dân chúng ở đây đồng theo một nhịp cho nên
dân-tộc Java được coi như một khối bất phân. Người Java cũng như nông-
dân Bắc-Việt rất tha thiết với đất-tổ quê-cha. Đấy là ý-thức căn-bản vô
cùng vững mạnh tạo nên mối giây liên-lạc truyền-thống là lý-do tất-yếu của
tinh-thần đoàn-kết. Tính chất quần-cư, ảnh-hưởng của những dân-tộc từ
lục-địa miền Bắc đem đến và thấm-nhuần sâu xa vào đây giúp cho hình ảnh
của đồng quê Java trở nên một hình-ảnh rõ-rệt có tổ-chức. Tại các làng mạc
nhà cửa của nông-dân rất sơ-sài, tường bằng lá hay bằng gỗ gồm có một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.