phương Nam Trung-hoa hay văn hóa Dravidien phương Nam Ấn-độ, và
tiếp-tục tràn xuống Đông-nam-Á, một mặt theo đường biển, một mặt theo
đường bộ mà bán-đảo Đông-dương chính là nơi hai trào-lưu đụng-độ, gặp-
gỡ giao tranh trong cuộc giao-thiệp giữa dân Việt với dân Chàm, khi hòa
khi chiến, kết-quả là sự hoàn-thành cuộc Nam tiến của Việt-nam.
Nhưng cuộc Nam-tiến của dân-tộc Việt-Nam không phải lẻ-loi hay có
trước cuộc Nam tiến toàn-thể của các dân-tộc Á-Châu từ trong lục-địa đi
xuống miền Nam, xô tới các Châu-thổ miền phì-nhiêu của các dòng sông
để làm cơ-sở cho các dân-tộc : đấy là vận-mệnh của dân-tộc Khmers
Birman, Thái v.v…
Sự xô-đẩy đầu tiên về phương Nam ấy là của đoàn-thể Khmers nó đã
tiêu-diệt nước Chân-lạp và Phù-nam ở Nam-Việt này vậy. Rồi đến thế-kỷ
thứ IX dân-tộc Miến hay Birman theo giòng Irrwaddy đi xuống Trung-châu
: Mandalay, Ava, Pagan, Prome, Pegu, Rangoon.
Thế-kỷ thứ X, Việt-tộc giải-phóng khỏi ách đô-hộ của Tàu dần-dần
men theo duyên-hải xuống trung-châu Đồng-nai. Thế kỷ thứ XIII cuộc di-
dân Thái tộc từ nội-địa phía Tây-nam Trung-Hoa đi xuống bán-đảo Ấn-độ
Chi-na, trở nên dân-tộc Siam, Lào ngày nay.
Trước hết là cuộc Nam-tiến của dân-tộc Cao-miên hay Khmer. Sào-
huyệt của nhóm này ở Trung-nguyên giữa dòng sông Meman và Mékông.
Khoảng thế-kỷ thứ VI triều đại Khmer là Bhavarman bắt đầu chinh-
phục đất Phù-Nam. Đến triều-đại Jayavarman, thế-kỷ VII chinh-phục đất
Lào đến tận Vân-Nam. Những tài-liệu tiếng Sanscrit và Khmer cho biết về
thời-đại này, dân-tộc Khmer có một tổ-chức cai-trị chặt chẽ với một hệ-
thống quan-liêu hùng hậu. Đời sống tôn-giáo là thờ-phụng thần Vishnu-
Civa, tượng trưng sự phối-hợp hai nguyên-lý sáng tạo vũ-trụ, ở hình-thức
Linga coi như Quốc-giáo. Các đại anh-hùng-ca Ấn-Độ Ramayanna và
Mahabharata lấy làm cơ-sở văn-học nghệ-thuật. Vào thế-kỷ VIII thì
Cambodge chia làm hai quốc-gia, Thủy-chân-Lạp và Lục Chân-lạp. Thời-
kỳ này bị thế-lực Java chi-phối cho nên một di-tích chứng-minh ở tại