Siemriap lần đầu tiên hiện-diện của pho-tượng Quan-âm Bồ-tát là thần-linh
của tinh-thần Phật-giáo Đại-thừa (Mahayana). Đầu thế-kỷ thứ IX một vị
vua trị vì Java tới kinh-đô Indrapura ấy là vua Jayavarman II – Sự thờ
phụng « Thượng-đế-Vua » được thi-hành trong một điện thờ trên đỉnh núi
thiên-nhiên hay giả-tạo, ở tại trung-tâm Kinh-đô và coi như trục của thế-
giới : ở đấy có sự thông-cảm giữa Thượng-đế và nhà vua. Cái quan-niệm
đền thờ là núi còn cổ xưa hơn tục thờ thần Civa (thần sáng hóa của Ấn-độ
giáo). Người ta thấy tín-ngưỡng ấy ở tất cả văn-hóa nguyên-thủy cổ-sơ của
Á-Châu từ Mesopotamie đến Ấn-độ và từ Đông-Nam Á-Châu đến Trung-
Hoa. Nước Phù-Nam có ngọn đồi linh là Ba Phnom, ở Java họ Cailendra và
Vua-Núi. Đối với vua Khmer, sự thờ phụng ấy cũng có một ý-nghĩa chung
với thần-thoại Bạch-Tượng của các vua Phật-giáo Tiểu-thừa. Trải qua hàng
thế-kỷ, nhiệm vụ của mỗi vua là dựng lên một ngôi Điện-Núi để bảo-vệ
tượng-trưng Linga chứa đựng cái « Ngã tinh-linh » của mình. Vua là
Thượng-Đế mà ngôi-đền ấy được cung-dâng ngay khi còn sống. Đấy là
lăng-tẩm của ông ta khi chết đi. Do tục ấy mà nẩy-nở rất nhiều điện thờ mà
dân Cam-bốt lấy làm hãnh-diện.
Sau Jayavaman II thì đến họ Indravarman I (877-89) là người thống-
nhất Cam-bốt, mà uy-thế lan từ Châu-Đốc đến Tây Bắc Ubon. Yacovarman
I (889-900) dựng ngôi đền Angkor lấy làm kinh-đô nước Cambodge trong
vòng hai thế-kỷ.
Angkor ngày nay vẫn là một trong một số ít kỳ-quan nghệ-thuật của
thế-giới. Qua những văn-bia chúng ta có thế biết đại-khái tinh-thần văn-hóa
của cấp lãnh-đạo dân-tộc Khmers như Coedes, trường Viễn-Đông bác-cổ
đã diễn giải :
« Nhà vua hiện như một thần-linh ở trần-thế. Ngự trị đối với y là ăn
ngôi báu cũng như người quan cai-trị ăn tỉnh-thành của mình. Nguồn-gốc
của tất cả quyền-thế, nhà vua bảo vệ luật-pháp và trật-tự, hộ-vệ tôn-giáo,
bảo-vệ lãnh-thổ, phân phát đất đai cho nông dân cầy cấy, dưới vua, quyền
hành tập trung vào tay quí tộc, vương-hầu cùng huyết-thống và các họ giáo-
sĩ tập-truyền theo mẫu-hệ. Các hàng quí-tộc lấy nhau trong họ, lập thành