một chàng đi săn dương cung để bắn vào con trâu, chỗ khác đám đông
người xúm quanh một cảnh chọi gà, trạm trổ rất hiện thực ».
Vương-quốc ấy thịnh-vượng suốt thời Trung-cổ, từng trao đổi sứ-thần
với nhà Nguyên bên Tầu, Chinh-Đông với Chiêm-thành, Chinh-Tây với
Xiêm-la. Nhưng tiền xây cất đền đài với chiến-tranh làm kiệt-quệ tài sản,
làm nhân-dân chán-nản, đã là nguyên-nhân suy-nhược của Vương-quốc
Khmer. Một yếu-tố mạnh nhất làm cho triều-đại Khmer yếu-hèn lại là Phật-
giáo Tiểu-thừa ở đây đóng vai như Hồi-giáo ở Java. Phật-giáo Tiểu-thừa
phát-triển ở Ceylan vào thế-kỷ XII đã ăn sâu tại Miến-điện, tràn vào lưu-
vực Menam và Mékong. Ngay cuối thế-kỷ XII đã có một Hoàng-tử Khmer
sang học Phật ở Tích-lan. Một thế-kỷ sau, mỗi một làng Khmer đều có một
ngôi chùa hay một ngôi tháp của nó, mỗi người ai nấy tìm giải-thoát cho
mình.
Phía tây, Xiêm-la vào đánh chiếm lấy đất Bat-tambang, Stung-Treng ;
Phía Đông, hết Chàm vào đánh lại đến Việt-Nam, khi Việt-Nam xuống tới
Đồng-nai. Và tới đầu thế-kỷ XIX thì Cam-bốt thừa-nhận cả sự bảo-hộ của
triều-đình Huế lẫn triều-đình BangKok.
Sự bành trướng của giống Thái
Chủng-tộc Thái bao-hàm một khu-vực rộng lớn trong lục-địa Á-Châu,
từ Brahmapoutre đến bể Trung-Hoa và từ Cao-nguyên sông Dương-tử đến
Vịnh Xiêm-la. Họ phát-tích từ Tây-Nam nước Tầu. Dựng nên một quốc-gia
Nam-chiếu rất hùng-mạnh, đóng đô ở Đại-lý đất Vân-Nam, và đến thế-kỷ
thứ VIII tràn xuống miền Nam vào trung-châu Hồng-Hà (Bắc-Việt) và
trung-châu sông Irrawaddy Miến-Điện, trung-châu sông Menam nước
Siam. Các nhóm thái-tộc thiết-lập giữa giống Khmers, giống Môn và giống
Birman. Vào thế-kỷ XIII nhiều quốc-gia Thái đã nẩy-nở lấn cả thế-lực
Khmer lẫn Birman, là bang quốc Lào, Shan và Siam.
Khi quân Nam-chiếu tràn vào lưu vực sông Irrawaddy ở đất Miến-
điện, mục đích để liên-kết với Tây-tạng và Đồng-Minh của chúng, thì