chúng chiếm phá kinh-đô Pyu, một quốc-gia Phật-giáo cực-thịnh đầu-tiên
của xứ Miến-điện. Theo sử-ký nhà Đường thì :
« Vòng thành kinh-đô Pyu dài một trăm dặm, xây bằng gạch men
xanh, có hào, và mười hai cổng thành có tròi gác ở các góc. Nhân dân gồm
hàng mấy vạn gia-đình, nhà cửa lợp bằng chì và thiếc. Có hơn một trăm
ngôi chùa Phật, trang-sức bằng vàng bạc và họa-phẩm sặc-sỡ, dải thảm
thêu. Thanh niên ở chùa đến năm hai mươi tuổi, học kinh Phật xong rồi
mới vào đời. Nhân-dân ham yêu sự sống và sợ sát-sinh. Họ không có dùng
đến dụng-cụ hình-phạt như cùm xích chi hết. Chỉ có tội giết người là phạt
tử-hình. Họ không dùng mỡ, dầu mà chỉ có nến sáp ong thơm. Họ dùng tiền
bằng bạc hình vành nửa mặt trăng. Họ buôn bán với các nước lân-cận và
cung-cấp hàng vải trắng và chum vại bằng đất sét nung. Họ có một thứ âm-
nhạc đặc-biệt và vũ-điệu rất tinh-vi đã khởi hứng cho một bài thơ của
Bạch-Cư-Dị ».
Sau khi vương-quốc Pyu bị Nam-chiếu tiêu-diệt, thì bộ-tộc Môn và
Birman kế-tiếp dựng nên Vương-quốc Pagan mà di-tích đền chùa Phật-giáo
còn nổi tiếng thế-giới ngày nay cũng như cổ-tích Angkor vậy. Từ biên-giới
Hoa-Tạng đi xuống, dân Birman học được thuật chiến tranh của Nam-
chiếu, bắn nỏ cưỡi ngựa, trồng cấy dưới đồng và trên bậc đồi. Từ thế-kỷ
VII họ đã thu-nhận được của Bắc Ấn, Phật-giáo Đại-thừa. Phật-giáo sang
đây đã trà-trộn với phù-chú ma-thuật. Pagan do nhà vua họ Pynbya cho xây
dựng vào năm 849. Đấy là trung-tâm của Vương-quốc triều Anawrahta
(1044-77), Nhà vua này đã có công mở rộng Birmanie từ Bhamo đến cửa
bể Martaban và từ bờ biển Arakan xuống Bắc bán-đảo Mã-lai, đem lại một
nền kinh-tế phong-phú về nông-nghiệp cho xứ-sở. Nhưng sự-nghiệp trọng-
yếu đối với một dân-tộc sùng tín là việc du-nhập Phật-giáo tiểu-thừa thay
cho Đại Thừa. Chính nhà vua từ Đại-thừa cũng chuyển sang Tiểu-thừa. Sự-
kiện này đem lại sự hợp-tác với bộ-tộc Mon mà văn-hóa cao hơn dân
Birman bấy giờ vì vị-trí của chúng cho chúng luôn luôn xúc-tiếp với miền
Nam Ấn-độ. Trung-Tâm của Mon ở tại Thaton, cửa sông Sittang. Họ chiếm
cứ cả đất Siêm ngày nay là hạ lưu sông Menam, đặt kinh-đô của quốc-gia