Mông Tân-Cương tràn vào Cam-Túc xuống tận Vân-Nam, gây thêm khó-
khăn cho dân-tộc Thái trong sự cạnh-tranh phạm-vi ảnh-hưởng. Đó là lý-do
tất-nhiên của cuộc di-cư tuần tự này theo với sự đổi thay tình-trạng ở
nguyên-quán của họ. Sau đó các bộ-tộc khác ở Trung-hoa và Tây-tạng cũng
tiếp-tục đi xuống miền Nam. Khi người Pháp chiếm Bắc-Việt và người Anh
chiếm Miến-điện, các bộ-lạc Mèo, Mán, Lolo v.v… vẫn còn đang lẻ tẻ di-
chuyển xuống.
Các nhóm Thái bèn dựng cơ-sở giữa người Khmer, người Mon và
người Birman. Đến thế-kỷ XIII cuộc đảo lộn xã-hội gây nên bởi những
chiến tranh của quân Nguyên làm nẩy nở các quốc-gia Thái lấn vào các đế-
quốc cũ của dân-tộc Khmer, hay Birman đang suy tàn. Trong các nhóm
Thái định-cư chỉ có nhóm Thái ở Siam gặp được điều-kiện thuận-tiện là
lưu-vực Menam phì-nhiêu, mở cửa thông ra bể, có những yếu-tố cho sự
thịnh-vượng. Nhóm Thái ở Lào lại bị giam vào những thung-lũng khô-khan
và núi-non hiểm-trở.
Vào giữa thế-kỷ XIII, hai lãnh-tụ Thái đánh đuổi quan cai-trị Khmer ở
đô thị Sukhothai trên thượng-lưu sông Menam và dựng ở đấy kinh-đô của
một vương-quốc. Vị-trí địa-lý của Sukhothai, trung-tâm ảnh-hưởng của
văn-hóa Khmer, Mon và Birman đã là nơi phát-tích của văn-hóa Siêm-la
hay Thái-lan. Ở đấy dân Siam đã đồng-hóa được truyền-thống tôn-giáo
chính-trị nghệ-thuật của các nước láng-giềng và thích-ứng tài riêng, đồng
thời bảo-thủ lấy cơ-cấu tổ-chức xã-hội của mình giống với xã-hội Mongol :
một quí-tộc quân-nhân là người giống Thái thống-trị đại chúng nhân-dân và
nô-lệ là dân bản-xứ. Dân Siam đã học được lối viết của dân Khmer. Vua
Siam bây giờ là Rama Khamhèng (1280-1318) mở rộng biên-giới lãnh-vực
của Sukhothai đến Luang-Prabang, Pegu trên đất Miến-điện và Ligor trên
bán-đảo Mã-lai. Một bài bia năm 1292 ghi công trạng vua Khamhèng như
sau :
« Sinh thời vua Rama Khamhèng, đô thị Sukhôthai rất thịnh-vượng.
Dưới sông có cá, trên ruộng có lúa, vua không đánh thuế thần-dân. Dọc
đường nhân-dân lũ lượt qua lại, đánh bò đi bán, cưỡi ngựa đi mua. Kẻ