tại Dvaravati. Nhưng Phật giáo đem từ Thaton vào mãi Miến-điện bấy giờ
cũng do miền Nam Ấn Conjeveram truyền sang, vốn trà trộn cả Đại-thừa
với phù-chú, đồng thời có cả tín-ngưỡng cổ-xưa về thờ thần Nat với Naga.
Chùa Shwezigon dựng vào năm 1059 có cả bàn thờ ba-mươi bẩy thần Nát
mà sự thờ cúng là tục Miến-điện của tín-ngưỡng vật-linh phổ-thông khắp
cả Đông-Nam-Á.
Sau Phật-giáo Thaton đến Phật-giáo Tích-lan. Và các nhà cải-cách
tôn-giáo Miến-điện bấy giờ đã biến Phật-giáo này thành một tôn-giáo thực
đại-chúng chứ không còn của quí-tộc thiểu-số nữa. Từ Miến-điện, Phật-
giáo này truyền sang Siam, Cambodge và Laos và ở đâu nó cũng cảm-động
đến đại-chúng một cách thâm-trầm. Hiện-tượng này thật trọng-đại vì nhờ
tinh-thần dân-chủ của Phật-giáo này mà Hồi-giáo không thâm-nhập vào
được khu-vực trên đây như là nó đã ảnh-hưởng vào bán-đảo Mã-lai và
quần-đảo Nam-dương vì ở đây đạo Bà-la-môn cũng như Phật-giáo Đại-thừa
chỉ ảnh-hưởng vào triều-đình mà thôi.
Nhưng rồi các vua của Pagan về sau quá ươn hèn, cùng với nhân-dân
quá mơ tưởng cảnh trời siêu-nhiên, nên quân Nguyên đã tràn vào kinh-đô
Pagan năm 1277. Từ đấy về sau thế-lực Pagan lụn bại, phải chờ đến thế-kỷ
XV, XVI mới lại phục hưng và thống-nhất Miến-điện cận-đại.
Thái-tộc với sự thành lập các quốc gia Siam và Lào
Sau khi quân Nam-Chiếu nổi lên quấy phá Bắc-Việt và Bắc-Miến,
định dựng nên một đế-quốc Thái gồm Vân-Nam, Bắc-Miến, Xiêm, Lào và
phía Tây Bắc-Việt thì bị nhà Đường đem đại quân xuống đánh bại. Sự tan
tác của Nam-Chiếu càng làm cho cuộc Nan-tiến của dân Thái mạnh thêm.
Sau một thời-gian, ý-thức dân-tộc Thái bị phát xuất với Nùng-trí-Cao khi
họ Nùng ngự-trị miền núi non Hoa-Nam và đóng-đô ở Đại-lý (Vân-Nam)
để tam phân đỉnh-túc với nhà Tống bên Tàu và nhà Lý bên Việt-Nam.
Chiến-tranh tiếp diễn, ý-đồ của họ Nùng lại thất-bại. Bị Trung-hoa dồn ép,
Thái-tộc chuyển dịch xuống miền Nam. Cũng thời đó, Hồi-giáo từ Nội-