muốn buôn bán voi hay ngựa cứ việc làm. Kẻ muốn buôn bán vàng bạc
cũng cứ việc làm.
« Nếu có một người dân, một ông quan, một ông tướng bệnh đau, chết
hay mất thì nhà của ông cha y, quần áo, voi, gia đình, vựa lúa, nô tì, vườn
cau và trầu đều giao lại đầy đủ cho con cái y. Nếu người dân, các quan, hay
các tướng bất-hòa với nhau, nhà vua cho điều-tra thật sự và giải-quyết một
cách hết sức công-bình. Vua không vào bè với kẻ ăn cắp hay kẻ giấu diếm.
Vua thấy gạo của người không tham, thấy của cải của người không tị.
« Kẻ nào cưỡi voi đến tìm nhà vua để xin che chở, vua giúp đỡ liền.
Người ngoại-quốc không có voi, ngựa, nô tì, vợ, bạc, vàng nhà vua ban
cho, và mời ở lại tự coi như ở chính tại nước mình. Nếu bắt được chiến-sĩ
hay tù-binh đối phương với vua, vua không giết, không đánh đập. Bên cạnh
cổng thành có treo một quả chuông : nếu một người dân trong nước có điều
gì khiếu nại hay điều gì thương-tổn đến tinh-thần, và muốn tỏ bầy cùng vua
thì không khó khăn chi cả, chỉ phải đánh chuông lên. Mỗi khi vua Rama
Khamhèng nghe thấy tiếng gọi, vua bèn hỏi han người khiếu-nại về sự tình
và xét-xử rất công-minh. »
Trong khi vua Rama Khamhèng thiết dựng thế-lực Siam-la ở trung-bộ
bán-đảo Ấn-độ Chi-na thì một tướng Lào lập nên một nước Lan-Na, kinh-
đô đặt ở Chieng-Mai (1296) tại phía Bắc Siam-la, và hai nước kết-giao
thành một đồng-minh các tướng Thái.
Vua nối nghiệp Rama Khamhèng là Lư Thai, một ông vua bác học «
trị vì với mười điều giáo-lý của nhà vua. Vua biết thương tất cả thần dân,
vua tha thứ tất cả những kẻ không tốt với mình. Lý do nhà vua thúc-ước
tâm-trí của mình, và không nổi giận dù có khi đáng giận, ấy là nhà vua
muốn thành một đức Phật và dẫn giắt tất cả chúng-sinh vượt qua bể trầm-
luân ».
Từ một giòng-dõi chiến-sĩ Nam-Chiếu trở nên một đức Bồ-tát từ-bi,
phải chăng hoàn-cảnh địa-lý khí-hậu nhiệt-đới đã chuyển hướng tất cả nhuệ
khí vũ-dũng vào bên trong thành lòng nhân-từ thụ-động như thế ? Bởi vậy