mà sứ mệnh xây-dựng nước Siêm-la cận-đại tân-tiến phải vào tay họ
Ramadhipati, thiên-đô xuống gần đầu mối giao-thông với bên ngoài là
Ayuthya và Bangkok, mở ra một kỷ-nguyên mới cho lịch-sử nước Siam,
bằng sự phục-hưng phong-tục Thái cố-hữu của thời Nam-Chiếu, dung-hòa
với Luật-pháp trong Kinh Manu của Bà-la-môn giáo, và sáng-lập ra Hiến-
Pháp Siêm-la được dùng mãi đến triều Chulalongkorn gần đây (1910).
Văn-hóa Siam không tinh-tế bằng văn-hóa Khmer. Kinh-đô lịch-sử
Ayuthia kém xa kinh-đô Angkor về nghệ-thuật. Nhưng dân-tộc Siam-Thái
là một dân-tộc có khả-năng đặc biệt. Họ đến đâu là học hỏi ngay chính kẻ
họ đánh bại. Họ cũng mang lại cho bản-xứ một hình-thức văn-hóa mới, ấy
là Phật-giáo Tiểu-thừa của Tích-lan mà họ đã tin tưởng một cách nhiệt-
thành khi mới xúc tiếp với Miến-Điện. Chúng ta đã thấy ông vua cuối cùng
của Sukhothai là Lu-Thai mộ-đạo Phật đến cho đi mời ở Tích-lan một nhà
sư tiểu-thừa danh tiếng để cùng chủ-tọa một hội-nghị Phật-giáo và tự-
nguyện cắt tóc làm sư. Tiếng Pali trở nên tiếng bác-học của Siam, và tăng-
già Siam đã như là một chi-nhánh của Tăng-già Tích-lan. Từ nước Siam,
Phật-giáo Tiểu-thừa truyền-bá sang Cam-bốt và thay thế cho tín-ngưỡng
Ấn-độ và Phật-giáo Đại-Thừa thời Angkor.
Vạn Tượng
Phía Đông-Bắc nước Siam, đồng thời với kinh-đô Ayuthia có một
nước Lào xuất-hiện ở kinh-đô Vạn-Tượng. Sự thống-nhất quốc-gia của
Lào, dựa vào sông Mékong là một lịch-trình chậm chạp, vì địa-thế không
thuận-tiện : một con sông lớn có nhiều thác không tiện giao thông, một
hàng cao nguyên dứt đoạn vì núi và suối, khiến cho địa-thế phân chia làm
nhiều khu cách biệt độc-lập.
Vào thế-kỷ XIV, kinh-đô Sukhothai bị kinh-đô Ayuthia kiêm-tính,
nhân cơ-hội Fa-Ngum một ông vua Lào dựng nên thống-nhất quốc-gia, lên
ngôi ở Luang-Prabang, làm vua nước Vạn-tượng. Ông vua này từng du-học
ở Angkor, bèn mời một phái đoàn nhà sư và thợ Khmer sang Lào. Đấy là