bắt đầu nền văn-hóa Khmer và Phật giáo Pali Tiểu-Thừa lan tràn vào cao-
nguyên Mé-kông vậy.
Con vua Fa-Ngum nối ngôi cha, tự xưng là « Tướng lãnh ba trăm ngàn
dân Thái », nhưng kỳ thực giữa các tiểu-vương vẫn có sự cạnh-tranh khiến
cho nước Lào không bao giờ thực hiện được một chủ quyền thống-nhất
mạnh-mẽ. Vả lại lịch-sử Lào lại luôn luôn phải chiến-tranh chống đỡ, một
mặt với Việt-Nam (1479), một mặt với Siam-la và Miến-điện. Còn trong
nước thì ba tiểu-bang nội-chiến với nhau là Luang-Prabang, Vien-tiane,
Champassak cho đến khi tiểu-bang Champassaak bị sát-nhập vào Siam,
Vientiane bị tàn phá và Luang-Prabang xin sự che chở của Việt-Nam.
Cuộc Nam-tiến của Việt-Nam
Lịch sử Nam-tiến của dân-tộc Việt nằm ở trong định mệnh chung của
toàn thể lưu-dân di-chuyển từ lục-địa xuống bờ biển Đông-Nam trước sự
dồn ép của các thế-lực phương Bắc. Đây là lịch-sử của một dân-tộc hơn là
một lãnh-thổ. Một dân-tộc thì cái điểm trọng-đại tiên-quyết là ý-chí chung
sống của nó, ý muốn sinh-tử cộng-tồn trước hết, trải qua không gian thời
gian biểu-thị ra ở việc làm, ở sự-nghiệp, ở người, ở vật, đấy là văn-hóa của
một dân-tộc vậy. Trước khi tiếp-xúc với văn-hóa Ấn-độ Veda và văn-hóa
Tàu Khổng-Nho, thì xã-hội Việt-Nam ở đất Giao-Châu tức lưu-vực Hồng-
Hà, theo các cổ-học sử-gia kết-luận, đã có tổ-chức riêng về đời sống tập-thể
khác với Tàu, với Ấn. Sách « Giao-Châu ngoại-vực ký » chép rằng :
« Đời xưa, khi nước Giao-Chỉ chưa chia ra thành quận huyện, thì lãnh-
thổ chia ra những cánh đồng gọi là « lạc điền » ; trong những cánh đồng đó,
nước lên xuống theo thủy-triều, dân cư cày bừa những ruộng ấy để sinh
nhai, cho nên người ta gọi những dân đó là dân Lạc. Các Lạc-tướng và Lạc-
hầu cai trị các quận huyện. Ở các huyện có Lạc tướng. Dưới đời Hán, mỗi
Lạc-tướng lĩnh một cái ấn đồng có giây chằng màu lục ». Và giáo-sư
Maspero, căn-cứ vào đoạn văn ấy, so sánh những chế-độ của dân man-rợ