vui đùa, đánh dấu ngày tân-xuân cho phép làm những công việc đồng áng
đầu tiên, và có những tiểu-lễ mà các văn-sĩ Tầu đã ghi được ở thế kỷ XI rất
tỉ mỉ. Hội đó vẫn còn tồn-tại ở xã-hội Thái trên thượng-du và hiện còn lại ít
nhiều di-tích dưới đồng bằng.
« Lễ ăn hỏi phải có tặng-phẩm như trầu cau, tục này người Thái vẫn
còn theo. Những nhà chức trách Tầu ở thế-kỷ thứ III không làm cách nào
trừ hết được cái tục anh em chồng lấy chị em dâu, còn tồn-tại ở phía Tây
Bắc-bộ Việt-Nam bây giờ. ».
Đấy là một xã-hội có cá-tính riêng biệt khác với xã-hội Tầu, nhất là
theo quan-niệm Chu-lễ của Khổng-Nho, là một xã-hội phụ-hệ, quyền ưu-
thế của phái Nam thuộc người cha còn ở xã-hội Lạc-Việt vẫn là xã-hội
mẫu-hệ quyền ưu-thế của phụ-nữ thuộc về giòng mẹ. Việc hai vị liệt-nữ họ
Trưng đứng lên phất cờ khởi-nghĩa đầu tiên đủ chứng-minh địa-vị ưu-tú
của phụ-nữ trong xã-hội Lạc-Việt.
Và xã-hội chất phác ấy, tín-ngưỡng vật-linh, tôn-giáo nông-nghiệp đã
phải va chạm với thế-lực hùng-mạnh từ phương Bắc xuống, đế-quốc nhà
Tần hay đế-quốc nhà Hán.
Rồi trải qua ngót ngàn năm Lạc-Việt đã bị Bắc thuộc. Quyền đô-hộ lúc
đầu còn rộng rãi, về sau ngày càng chặt chẽ, muốn sát nhập Việt-Nam vào
bản-đồ Trung Quốc, trái hẳn với nguyện-vọng thâm-thiết của nhân-dân,
thường bộc-phát ra những cuộc quật-khởi tuyệt-vọng vì quả bất dịch chúng,
đủ tỏ rằng nhân-dân Lạc-Việt chịu đựng sự đô-hộ của Tầu một cách bất-
đắc-dĩ. Ngay từ đầu sự bất-bình ấy đã đẩy một số dân Lạc-Việt miền gần
biển bỏ đi ra ngoài biển, theo chiều gió mà di-cư xuống các hải-đảo ở
Đông-Nam-Á. Bác sĩ W.F. Stutterheim trong một khảo-cứu gửi tự Nam-
dương cho tạp-chí Indochinoise tháng 6-1928 có xác-nhận rằng :
« Vào khoảng kỷ-nguyên trước T.C. dân miền mà ngày nay gọi là Ấn-
Độ Chi-na một phần đã lan-tràn sang quần-đảo Đông-Ấn, mở ra một thời
kỳ mới trong lịch-sử hải-đảo này. Dân mới đến đã mang vào kỹ-thuật dẫn-
thủy của họ áp-dụng vào việc trồng lúa ; kỹ-thuật này đã thông-dụng ở tại