xứ-sở nguyên-quán của họ. Họ còn thiết-dựng một chính-phủ nông-dân với
một chế-độ xã-hội giống hệt với chế-độ họ vốn đã có từ trước. »
Lại cũng có kẻ không muốn hợp tác với chế-độ đô-hộ của Tầu, bỏ lên
rừng núi để tìm cách cầm cự trường-kỳ, cho nên từ hai bà Trưng cho đến
Ngô-Quyền đã có nhiều cuộc quật-khởi thất-bại.
Phần lớn ở lại Trung-châu, tìm học-hỏi thêm ở văn-hóa Trung-hoa,
thâu hóa của Tàu để pha trộn với của mình, không quên mục-đích tối cao là
giải-phóng khỏi ách đô-hộ ngoại-lai. Ông Aurousseau, trường Viễn-Đông
Bác-Cổ viết rằng :
« Phong tục xã-hội phong-kiến Việt-Nam đã bị chính-sách Tàu biến
đổi một cách sâu-xa. Phương-pháp cai-trị ấy để lại cho Việt-Nam lòng
ham-chuộng và nhu-cầu về chế-độ bền vững. Chính trong trật-tự xã-hội
mới sáng-tạo ấy mà về sau nước này tìm thấy được sức mạnh để đánh đuổi
các ông thày đã dạy bảo nó ».
Sự thực cái ý-chí chung sống độc-lập, có chủ quyền chính-trị quốc-gia
của dân Lạc-Việt không bao giờ từ chối cái hay cái đẹp của người, cái
chính nghĩa vương-đạo ở văn-hóa Trung-Hoa cũng như ở các văn-hóa khác
đã đến với nó. Nhưng nó chống đối đến cùng những tham-vọng đế-quốc
thực-dân bất chính của Tàu qua các triều-đại Hán, Đường, Nguyên, Tống,
Minh, Thanh. Bởi thế mà người Việt xưng-tụng văn-hóa Trung-Hoa, nhưng
đồng-thời không quên ý-chí độc-lập của mình mà đứng lên chống đối âm-
mưu chính-trị muốn chi-phối và sát-nhập Bắc-Việt vào bản đồ Trung-quốc.
Lịch sử chứng-minh có hai đặc-tính căn-bản khác nhau trong lịch-
trình truyền-bá văn-hóa của Trung-hoa và Ấn-độ vào khu-vực Đông-nam-
Á. Sự truyền-bá của Ấn-độ thì luôn luôn êm đềm, còn sự truyền-bá của
Trung-hoa thường đi đôi với võ-lực. Và sự thực văn-hóa Ấn-độ đã thâm-
nhập vào cả hai mặt Đông-Bắc hay Tây-Nam dẫy núi Hoành-sơn phân đôi
bán-đảo Ấn-Độ Chi-na, trước khi văn-hóa Tây-chu vượt khỏi lưu-vực
Hoàng-Hà Dương-tử tràn xuống phía Nam dẫy núi Ngũ-Lĩnh là biên-giới
thiên-nhiên ngăn Phiên-Ngung, Giao-Châu với lục địa Trung-hoa.