là một người Bà-la-môn ở miền Nam Ấn, từng tập-luyện khoa Thiền-học ở
các chùa bên Tầu. Ngành Thiền-tông là một tông-phái quan-trọng của Đại-
Thừa Phật-giáo. Ông ta được cả một lớp tổ-thiền kế tiếp.
« Thế-kỷ thứ IX, một thế-kỷ rực rỡ của Phật-giáo thì ở Việt-Nam có
nhiều bậc sư trứ-danh đến truyền-bá một khoa Thiền thuần-túy hơn trước
và gần với giáo-lý của vị Tổ sáng-lập là Bồ-đề Đạt-Ma.
« Đến năm 969, vua khai-sáng triều-đại Việt-Nam độc-lập là họ Đinh
đã tổ-chức hệ-thống giáo-phẩm mà lãnh-tụ là một nhà sư Phật-giáo và đấy
là bắt đầu một thời-đại rất thịnh-vượng của Phật-giáo Việt-Nam. Dưới
triều-đại nhà Lê, Trần, chùa-chiền và tăng-già mọc lên khắp nước, Phật-
giáo lan rộng nhờ sự ấn-loát kinh-sách Đại-thừa đem ở Tầu sang. Phật-giáo
không còn là một tôn-giáo riêng của bình-dân và có nhiều tài-liệu chứng
minh tôn-giáo được ưu-đãi vì sự bảo-hộ nâng-đỡ của chính-quyền. Ảnh
hưởng ưu-thắng ấy tồn-tại trong khoảng năm trăm năm. Vào thế-kỷ XV thì
một sự đối-lập xuất-hiện chống với Phật-giáo ấy là Khổng-giáo do giai-cấp
Nho-sĩ đại-diện, và sự đối-lập ấy rất rõ rệt trong thời Việt-Nam bị nhà Minh
đô-hộ. Sau đấy Phật-giáo cũng còn thịnh ở thế-kỷ XVI nhưng triều-đình
bấy giờ không nâng đỡ Phật-giáo để bênh vực giai-cấp quí-tộc, trí-thức
Khổng Nho hay Đạo-sĩ ».
Một điều đáng chú-ý là trong thời kỳ đô-hộ, nhà thống-trị hẳn phải
thống-trị cả tinh-thần lẫn vật-chất bằng cách giáo-hóa tinh-thần văn-hóa
Khổng-giáo của mình cho nhân-dân. Tại sao Phật-giáo lại nẩy nở, phát-
triển mạnh và liên tiếp, thậm chí có nhà sư Việt danh-tiếng bên Tầu như
Nhật-Nam tăng hay Duy-Giám Pháp-sư, giảng kinh trong cung vua nhà
Đường ? Vấn-đề này René Grousset tác-giả lịch-sử Á-Đông đã trả lời rất
chính xác : « Trong thời gian dài ấy, nước Việt bị Tầu-hóa rất thâm sâu,
nhận kinh-sách và chữ viết Tầu, Phật giáo Tầu và luân-lý Khổng. Nhưng
việc Tầu-hóa ấy là việc của giới trí-thức. Quốc dân bảo vệ tiếng-nói giao-
chỉ của mình, truyền-thống và phần lớn phong-tục của nó, thành-thử có sự
thấm-nhuần mà không có sự vong-bản, mất dân-tộc tính. »