vào hàng cao bên cạnh quan văn và quan võ. Năm 1007 vua Long-Đĩnh
nhà Tiền-Lê xin của nhà Tống một bộ kinh Phật cùng với chín sách cổ-điển
của Nho giáo. Ảnh hưởng Phật-giáo càng mạnh dưới triều nhà Lý (1010-
1225). Vua sáng lập Lý-thái-Tổ đã học Phật trong một ngôi chùa. Một khi
lên ngôi, ông bèn kiến-tạo lại tất cả đền, chùa trong nước. Vua kế-nghiệp
Lý-thái-Tôn sai sứ sang Tàu thỉnh kinh Phật và kinh Đạo và xây nên nhiều
thư-viện để lưu-trữ. Cùng một chính-trị tôn-giáo dưới thời nhà Trần : người
ta thấy Trần-nhân-Tôn nhường ngôi để làm sư (1293) và người kế-vị Trần-
Anh-Tôn sau khi nhường ngôi, và trước-tác hai mươi quyển về Đại-tạng
với chính máu của mình (1319) ».
Các triết-lý tam-giáo ấy mà các triều-đại độc-lập lấy làm ý-thức dân-
tộc ngay bước đầu mới thoát-ly khỏi ách đô-hộ của Tàu đã biểu-hiện rõ rệt
sáng sủa vào tác-phẩm nghệ-thuật danh-tiếng Việt-Nam là Chùa Một-Cột
mà ý-nghĩa tượng-trưng đã điều-hoà thích-ứng một cách thần-tình thuần-
nhất ba phương-diện của văn-hoá Đông-Nam-Á.
- Vạn-hữu thần của Bà-la-môn.
- Tu, tề, trị, bình của Khổng-giáo.
- Từ-bi bác-ái của Phật bà Quan-Âm,
tất cả qui vào một mối : đứng trong hiện-thực mà vẫn siêu-nhiên, « ở bùn
mà chẳng hôi tanh mùi bùn », thể-hiện đúng lý-tưởng của nhà thơ Java đã
nói trên kia :
« Unité dans la diversité : Đồng-nhất trong sai biệt ». Chính cái tinh-
thần điều-hoà thích-ứng của Chùa Một-Cột này thời cận-đại lại vẫn còn
biểu-hiện ra ở tác-phẩm nghệ-thuật kiến-trúc của nhà thờ Phát-Diệm dung-
hoà văn-hoá truyền-thống với văn-hóa Thiên Chúa.
Nhưng tất cả biểu-thị nghệ-thuật Việt-Nam không có gì đáng so sánh
với nghệ thuật các nước Đông-nam-Á được, về phẩm cũng như về lượng.
Bởi vì Việt-Nam nghèo-nàn, luôn luôn bị đe doạ ngoại-xâm, cho nên chưa
từng có một giai-cấp thống-trị quí-tộc sa-sỉ quá độ, để cho phép có được
những công cuộc xây-dựng vĩ-đại bằng mồ-hôi nước mắt của dân.