(Ngọc-Hân)
Cũng như nó đã biểu-thị ở ý-chí thống-nhất Giang-sơn, đoàn-kết dân-
tộc của Chúa Nguyễn Gia-Long thời cận-đại vậy.
Nhưng đặc-biệt và đáng cho thế-giới chú-ý là sự-kiện thay thế hẳn
văn-hoá Chiêm-Thành trên bán-đảo Ấn-độ Chi-na ngày nay, khiến cho
Reginald Le May tác-giả The culture of South-East-Asia, công-nhận rằng :
« Trên bản đồ Á-châu có một dẫy núi chạy dài xuống xương sống An-
Nam ở Ấn-độ Chi-na và dẫy núi ấy đánh dấu biên-giới hay đường phân hai
giữa văn-hoá Trung-Hoa và văn-hoá Ấn-độ. Tất cả cái gì ở về phía Bắc và
phía Đông dẫy núi ấy về văn-hóa đều bắt gốc ở Trung-Hoa. Tất cả cái gì ở
phía Tây và phía Nam đều bắt gốc ở Ấn-độ. Và hai bên không từng trộn lẫn
hay xung-đột ».
Sự thực có trộn lẫn và có xung-đột, cho nên mới có văn-hoá Việt-Nam
trên đất xưa kia là lãnh-vực của văn-hoá Chàm và văn-hoá Phù-Nam và
Khmer hay Thuỷ-Chân-Lạp. Chính-đấy là điểm sở-trường của văn-hóa
Việt-Nam. Văn-hóa là kết quả sự điều-hoà thích-ứng của xã-hội nhân-loại
với hoàn cảnh thiên-nhiên. Vì nhân-loại trong cuộc sống còn không phải
hoàn-toàn thụ-động hoàn cảnh thiên-nhiên, cũng không phải hoàn-toàn
chống đối, hoàn-toàn chủ-động với thiên-nhiên. Nó vừa phải thích-ứng, vừa
phải điều-hoà, cho nên giữa hai thái-độ « Mạnh được yếu thua » « Khôn
sống bống chết » dân-tộc Việt-Nam đã sớm ý-thức được một đường lối
riêng biệt của mình, ấy là cái triết-lý ngụ ở câu cách-ngôn hết sức phổ-
thông và bình-dân : « Khôn cũng chết mà dại cũng chết, biết thì sống ».
Biết là biết điều-kiện lịch-sử (Trời thời) điều-kiện địa-lý khí-hậu (Đất lợi)
và điều-kiện tâm-lý nhân-dân (Người hoà) mà nhà hiền-sĩ Việt-Nam trước
sự tấn công của các thế-lực Âu-Tây vào Đông-Nam-Á đã dặn lại con cháu :
Trời thời Đất lợi lại Người hoà.
Khu-vực Đông-Nam-Á vốn là khu-vực gặp-gỡ của hai nền văn-hoá,
mà chỗ gặp-gỡ mạnh-mẽ nhất là bán-đảo Ấn-độ Chi-na. Văn-hoá nào tồn-
tại và sinh-trưởng được ở đấy tất phải có cái sức điều-hoà thích-ứng bền-bỉ